Những hành vi vi phạm luật trong kinh doanh thuốc lá. Kinh doanh thuốc lá phải có những giấy phép gì? Kinh doanh thuốc lá không có giấy phép xử phạt thế nào?
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người dân hút thuốc lá rất cao. Việc hút thuốc lá cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân rất nhiều. Để ngăn chặn tình trạng về việc người dân hút thuốc lá không ngừng gia tăng thì Luật phòng chống tác hại của thuốc lá đã được ban hành, những điểm bán lẻ thuốc lá buộc phải tuân theo những quy định pháp luật. Mặt khác, vấn đề về sử dụng thuốc lá hay như việc buôn bán, kinh doanh mặt hàng này luôn là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội.
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 có quy định về việc nghiêm cấm quảng cáo và khuyến mại thuốc lá. Tuy nhiên, rất nhiều địa điểm kinh doanh thuốc lá vẫn không thực hiện đúng quy định dẫn đến tình trạng này xảy ra tràn lan, khó kiểm soát gây khó khăn cho các lực lượng thanh tra trong việc phòng, chống tác hại của thuốc lá. Hiện nay trên thực tế thì lực lượng thanh tra còn mỏng cũng chưa kết hợp được tốt với quản lý thị trường nên vấn đề xử phạt mới chỉ dừng đến tại địa điểm bán buôn. Để nhằm giúp người dân và các địa điểm bán thuốc lá hiểu rõ về vấn đề các hành vi phạm luật trong kinh doanh thuốc lá, Luật Dương Gia sẽ làm rõ về vấn đề này để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn.
Mục lục bài viết
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 67/2013/NĐ- CP
2. Những hành vi vi phạm luật trong kinh doanh thuốc lá
Theo quy định tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá thì những hành vi sau được coi là vi phạm pháp luật về kinh doanh thuốc lá như sau
Thứ nhất, sản xuất, mua bán sản phẩm, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá không có giấy phép, đầu tư trồng cây thuốc lá không có giấy chứng nhận đủ điều kiện. Theo đó, việc kinh doanh thuốc lá của cá nhân hay công ty bắt buộc phải có Giấy phép kinh doanh, nếu không có giấy phép kinh doanh sẽ bị coi là vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ hai, sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển sản phẩ quy địnhm thuốc lá nhập lậu (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tái xuất), thuốc lá giả, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá, kém phẩm chất hoặc đã hết hạn sử dụng, ghi nhãn trên bao bì không đúng quy định, không dán tem theo quy định của pháp luật. Các cơ sở kinh doanh thuốc lá do chi cục quản lý thị trường kiểm tra về việc sản xuất, mua bán, nhập khẩu, vận chuyển, việc bất cứ cơ sở nào kinh doanh thuốc giả, kém chất lượng,… sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba, sử dụng, thanh, lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngàn thuốc lá không theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật. Ví dụ như theo quy định doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá.
Thứ tư, sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt sản lượng cho phép sản xuất. Như vậy, tổng sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá hằng năm của toàn ngành để tiêu thụ trong nước không được vượt quá tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành thuốc lá đã được Bộ Công Thương công bố trước ngày ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thứ năm, không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với sản phẩm thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Thứ sáu, mua bán, chuyển nhượng tem sản phẩm thuốc lá.
Thứ bảy, mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá.
Thứ tám, bán thuốc lá tại khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hóa nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao và tại các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật. Việc mua bán thuốc lá ở các quán nước vỉa hè công sở, trường học xảy ra rất nhiều, việc thực hiện chấp hành của người dân còn hạn chế, cũng như đội ngũ quản lý thi trường còn mỏng. Người dân nên chấp hành những quy định được đưa ra để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và sức khỏe của cộng đồng.
3. Kinh doanh thuốc lá phải có những giấy phép gì?
Khi các cơ sở kinh doanh mặt hàng thuốc lá thì cần lưu ý ở đây là phải có giấy phép đăng kí kinh doanh thuốc lá.
Đối với trường hợp như nhập khẩu, xuất khẩu thuốc lá cần giấy phép đăng kí kinh doanh, giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp;
4. Kinh doanh thuốc lá không có giấy phép xử phạt thế nào?
Như vậy, các cơ sở kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện với điều kiện, khi kinh doanh thuốc lá các cơ sở kinh doanh cần phải có giấy đăng kí kinh doanh.
Về hành vi vi phạm trong việc kinh doanh thuốc lá được quy định rõ tại Điều 42 Nghị định 67/2013/NĐ-CP có quy định về các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá đó là:“Sản xuất, mua bán sản phẩm, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá không có giấy phép; đầu tư trồng cây thuốc lá không có giấy chứng nhận đủ điều kiện.”
Việc các cơ sở kinh doanh thuốc lá không có giấy phép kinh doanh nếu cơ quan chức năng yêu cầu gia đình bạn xuất trình Giấy phép kinh doanh ở đây thì cơ sở bạn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ví dụ cụ thể cho việc vi phạm trong việc vi phạm kinh doanh thuốc lá là cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ thuốc lá. Luật Dương sẽ nêu căn cứ pháp lý cụ thể để quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn
Hành vi bán thuốc lá không có Giấy phép kinh doanh của các cơ sở là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá. Về mức xử phạt thì được quy định tại khoản 2 Điều 6
Thứ nhất, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thứ hai, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định
Thứ ba, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Thứ tư, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thứ năm, phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Như vậy, đối với hành vi buôn bán thuốc lá mà chủ cơ sở không có Giấy phép kinh doanh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt theo từng mức phạt vi phạm hành chính ở các quy định. Các cơ sở kinh doanh muốn kinh doanh bán sản phẩm thuốc lá thì phải đến Phòng Công thương hoặc Phòng Kinh tế để xin Giấy phép bán lẻ thuốc lá.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi trong quy định của pháp luật, thì những hành vi nào được coi là vi phạm pháp luật khi kinh doanh mặt hàng thuốc lá? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của
Theo quy định tại Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá thì những hành vi sau được coi là vi phạm pháp luật về kinh doanh thuốc lá:
1. Sản xuất, mua bán sản phẩm, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá không có giấy phép; đầu tư trồng cây thuốc lá không có giấy chứng nhận đủ điều kiện.
2. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm thuốc lá nhập lậu (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tái xuất), thuốc lá giả, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá, kém phẩm chất hoặc đã hết hạn sử dụng, ghi nhãn trên bao bì không đúng quy định, không dán tem theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng, thanh, lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật.
4. Sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt sản lượng cho phép sản xuất.
5. Không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với sản phẩm thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Mua bán, chuyển nhượng tem sản phẩm thuốc lá.
7. Mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá.
8. Bán thuốc lá tại khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hóa nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao và tại các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật.
9. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu chủ cơ sở kinh doanh thực hiện những hành vi trên thì bị coi là vi phạm pháp luật khi kinh doanh mặt hàng thuốc lá.