Để một nền kinh tế phát triển thì cần phải có nhiều yếu tố thúc đẩy, trong đó có yếu tố cạnh tranh. Tuy nhiên, hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến nền kinh tế thị trường. Vậy các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị xử phạt ra sao?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về phương pháp xử lý đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của
– Các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh tùy thuộc vào tính chất và từng mức độ vi phạm khác nhau mà các tổ chức và cá nhân đó sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu như các tổ chức và cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội thì sẽ phải bồi thường theo quy định của pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu như các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, thì các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm đó sẽ phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo hoặc phạt tiền. Vì vậy có thể nói, khi các tổ chức và cá nhân vi phạm các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính đó là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Riêng đối với hành vi phạt tiền, căn cứ theo quy định tại Điều 111 của Luật cạnh tranh năm 2018 có quy định, mức phạt tiền tối đa đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh là 2.000.000.000 đồng;
– Tùy vào từng tính chất và mức độ vi phạm của hành vi, các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung như sau: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thu hồi các văn bản pháp lý có giá trị tương đương, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, lịch thu các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động cạnh tranh không lành mạnh;
– Các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường cạnh tranh, loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc ra khỏi thỏa thuận và các giao dịch kinh doanh khác, chia tách hoặc bán lại một phần hoặc bán lại toàn bộ phần vốn góp vào tài sản của doanh nghiệp hình thành sau quá trình tập trung kinh tế, chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ và các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau quá trình tập trung kinh tế, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, và các biện pháp khắc phục hậu quả khác cần thiết để giảm thiểu hậu quả và để khắc phục tác động của các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm khác nhau mà các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và các thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo phân tích nêu trên.
2. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Các chủ thể có hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định trong lĩnh vực cạnh tranh căn cứ theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi thỏa mãn cấu thành tội phạm của các tội danh tương ứng. Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi thoả thuận bất hợp pháp giữa các doanh nghiệp gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác cũng như cho người tiêu dùng, vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh. Cụ thể là các dạng hành vi sau:
– Thoả thuận ngăn cản, hoặc có hành vi thỏa thuận nhằm kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
– Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
– Thoả thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên.
Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỉ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tiền từ 01 tỉ đồng đến 03 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Luật cạnh tranh năm 2018 có quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:
– Xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh dưới các hình thức như sau: Tiếp cận và thu thập thông tin bí mật kinh doanh của các chủ thể trong xã hội bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người chủ sở hữu hợp pháp thông tin đó, có hành vi tiết lộ hoặc sử dụng thông tin bí mật kinh doanh mà không được sự đồng ý và cho phép của chủ sở hữu thông tin đó;
– Hành vi ép buộc khách hàng và ép buộc các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép dưới bất kỳ hình thức nào để buộc đối tác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó;
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp bằng cách trực tiếp hoặc bằng cách gián tiếp đưa thông tin sai sự thật về doanh nghiệp với ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và tình trạng tài chính hoặc với ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó;
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó;
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng nhiều hình thức khác nhau: Đưa thông tin gian dối hoặc đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc mua bán hàng hóa dịch vụ, khuyến mãi và điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa dịch vụ đó mà doanh nghiệp cung cấp nhằm mục đích thu hút khách hàng của các doanh nghiệp khác, so sánh hàng hóa dịch vụ của mình với hàng hóa dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác trên thị trường nhưng không chứng minh được nội dung;
– Bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ dưới nhiều giá thành khác nhau dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa dịch vụ đó;
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cạnh tranh năm 2018;
– Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.