Các hành vi cấm cán bộ, công chức thực hiện trong lĩnh vực đất đai. Những hành vi nào là vi phạm trong thủ tục quản lý đất đai?
Cán bộ, công chức nên chú ý những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai dưới đây để tránh bị xử lý kỷ luật và nghiêm trọng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.Dưới đây là những hành vi cán bộ, công chức, viên chức không được làm trong lĩnh vực đất đai, nếu bị phát hiện và còn thời hiệu xử lý kỷ luật thì có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật mà Luật Dương gia cung cấp tới cho bạn đọc
Mục lục bài viết
1. Cán bộ, công chức là ai?
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
– Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2. Những hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai đối với cán bộ công chức viên chức
Điều 97
(1) Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính: Làm sai lệch sơ đồ vị trí, bảng tọa độ, biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính; Cắm mốc địa giới hành chính sai vị trí trên thực địa; Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định; Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(2) Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa; Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Vi phạm quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi; không công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất thu hồi; làm sai lệch hồ sơ thu hồi đất; xác định sai vị trí và diện tích đất bị thu hồi trên thực địa; Thu hồi đất không đúng thẩm quyền; không đúng đối tượng; không đúng với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Vi phạm quy định về trưng dụng đất: Thực hiện bồi thường không đúng đối tượng, diện tích, mức bồi thường, thời hạn bồi thường cho người có đất bị trưng dụng; Trưng dụng đất không đúng các trường hợp quy định.
(5) Vi phạm quy định về quản lý đất do được Nhà nước giao để quản lý: Để xảy ra tình trạng người được pháp luật cho phép sử dụng đất tạm thời mà sử dụng đất sai mục đích; Sử dụng đất sai mục đích; Để đất bị lấn, bị chiếm, bị thất thoát.
(6) Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất: Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi; Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính; Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính; Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định; Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện; Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền; Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân; Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.
(7) Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các hành vi sau: Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định; Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; Không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Hình thức xử lý kỷ luật khi cán bộ công chức, viên chức vi phạm
– Đối với cán bộ vi phạm. Căn cứ khoản 1, điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008, cán bộ có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.
– Đối với công chức vi phạm. Theo điều 8
– Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.
– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
4. Cách gửi đơn kiến nghị về hành vi vi phạm
Khi phát hiện hành vi vi phạm của cán bộ, công chức thì người phát hiện có thể khiếu nại hoặc tố cáo theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Điều 209 Nghị định 43/2014/NĐ-CP còn quy định tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, công chức địa chính cấp xã vi phạm quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo quy định sau:
– Đối với vi phạm của công chức địa chính cấp xã thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch UBND cấp xã.
– Đối với những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó.
– Đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch UBND cùng cấp.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch UBND hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết.
Trên đây là quy định về đối tượng cán bộ, công chức bị xử lý vi phạm pháp luật đất đai và cách thức gửi đơn kiến nghị giải quyết. Nếu không sử dụng quyền kiến nghị thì người bị vi phạm có quyền gửi đơn khiếu nại vi phạm .
Trường hợp ví dụ
Câu hỏi : Trường hợp cán bộ, công chức vi phạm khi xử phạt hành chính có bị kỷ luật hình thức buộc thôi việc?
Trả lời: Trong các trường hợp vi phạm, sai phạm của cán bộ, công chức thì trong trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong khi xử phạt hành chính sẽ bị buộc thôi việc. Đây là một trong những hình thức kỷ luật công chức theo quy định hiện nay. Cụ thể, pháp luật quy định:
Tại Khoản 15, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và
Như vậy, theo quy định của Luật thì công chức sẽ đương nhiên bị buộc thôi việc nếu thuộc một trong hai trường hợp: Bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo; Bị kết án về tội phạm tham nhũng.