Trong công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thì hoạt động báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị xử phạt trong hoạt động báo chí mới nhất:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định trong hoạt động báo chí. Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có thể kể đến mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép kinh doanh trong hoạt động báo chí căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi thay đổi biểu tượng phát sóng hoặc thay đổi biểu tượng của kênh truyền hình tuy nhiên không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông;
+ Có hành vi thay đổi thời lượng phát sóng hoặc thời lượng đối với các chương trình tự sản xuất trên các kênh phát thanh và kênh truyền hình được quy định trong giấy phép hoạt động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó;
+ Thay đổi tên gọi của các cơ quan chủ quản báo chí, thay đổi tên gọi của kênh truyền hình, thay đổi địa điểm phát sóng, có hành vi thay đổi trụ sở gắn liền với trung tâm phát sóng, thay đổi phương thức dẫn truyền và thay đổi phương thức phát sóng được quy định trong giấy phép hoạt động truyền hình tuy nhiên không được sự đồng ý của Bộ thông tin và truyền thông.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Hoạt động thông tin hoặc báo chí không đúng mục đích, không phù hợp với nội dung được ghi trong giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ ngoại giao;
+ Thực hiện không đúng nội dung được ghi trong giấy phép tiến hành hoạt động báo chí và xuất bản.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi sửa chữa hoặc tẩy xóa thông tin trong giấy phép liên quan đến hoạt động báo chí;
+ Hoạt động thông tin và hoạt động báo chí nhưng không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ ngoại giao;
+ Có hành vi xuất bản bản in hoặc xuất bản đặc san không có giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Vi phạm các quy định về điều kiện thành lập đối với các văn phòng đại diện đã cử phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí;
+ Báo chí nước ngoài và các cơ quan đại diện nước ngoài và các tổ chức nước ngoài đặc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hoạt động báo chí hoặc các hoạt động liên quan đến báo chí, tuy nhiên không có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam;
+ Cơ quan báo chí nước ngoài đặt văn phòng thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi không được sự đồng ý bằng văn bản của chủ thể có thẩm quyền tại Việt Nam.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi xuất bản thêm các loại ấn phẩm báo chí, mở thêm các trang đối với báo điện tử và tạp chí điện tử, có hành vi sản xuất thêm các kênh phát sóng vào kênh truyền hình khi không có giấy phép được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi hoạt động báo in, hoạt động tạp chí in, hoạt động báo nói hoặc báo hình, hoạt động báo điện tử hoặc tạp chí điện tử khi không có giấy phép hoạt động báo chí được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động báo chí và sử dụng thẻ nhà báo được căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Sử dụng thẻ nhà báo đã hết thời hạn sử dụng để hoạt động báo chí trái quy định của pháp luật;
+ Các đối tượng được xác định là phóng viên nước ngoài hoặc trợ lý của các phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng không có thẻ phóng viên nước ngoài được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ ngoại giao;
+ Người đứng đầu các cơ quan báo chí hoặc người đứng đầu của các cơ quan công tác trong lĩnh vực báo chí không thu lại thẻ nhà báo, hoặc thu lại thẻ nhà báo tuy nhiên không thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông hoặc không thông báo bằng văn bản đối với những trường hợp nhất định;
+ Người được cấp thẻ nhà báo không tiến hành hoạt động nộp lại thẻ nhà báo trong trường hợp khi cơ quan báo chí ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, chuyển công tác sang một nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ nhà báo, những đối tượng đã cấp thẻ nhà báo trước đó được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật hoặc đã hết thời hạn
+ Người đứng đầu các cơ quan báo chí giao quyền cho cấp dưới để cử nhà báo hoặc cử phóng viên hoạt động báo chí không phù hợp với tôn chỉ và mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động;
+ Nhà báo hoạt động báo chí không đúng với mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động báo chí của các cơ quan báo chí nơi mà họ đang công tác.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Mạo danh nhà báo và mạo danh phóng viên để hoạt động báo chí trái quy định pháp luật;
+ Lợi dụng tư cách nhà báo hoặc lợi dụng tư cách phóng viên để can thiệp và cản trở hoạt động đúng pháp luật của các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội;
+ Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa hoặc tẩy xóa để hoạt động báo chí trái quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi lợi dụng từ các nhà báo hoặc lợi dụng tư cách phóng viên để thực hiện các hành vi trục lợi cá nhân.
Thứ ba, mức xử phạt đối với các hành vi cản trở trái phép hoạt động báo chí căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi cản trở trái phép hoạt động nghề nghiệp của nhà báo và phóng viên trái quy định pháp luật;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi thu giữ tại các phương tiện và thu giữ trái phép tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo và phóng viên trái quy định pháp luật;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của nhà báo hoặc phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp, hoặc có hành vi hủy hoại và cố ý làm hư hỏng đến phương tiện và tài liệu hoạt động báo chí của các đối tượng là nhà báo và phóng viên;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các đối tượng có lời nói hoặc có hành động đe dọa đến tính mạng của nhà báo và đe dọa đến tính mạng của phóng viên nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp đầy đó là bắt buộc phải xin lỗi cải chính công khai, bắt buộc trả lại phương tiện và tài liệu bị thu giữ trái phép.
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí:
Pháp luật hiện nay còn quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí được quy định cụ thể như sau:
– Thanh tra viên và người được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông đang trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng trong lĩnh vực báo chí, tịch thu các tang vật và phương tiện có hành vi vi phạm hành chính có giá trị dưới 1.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Sở thông tin và truyền thông, trưởng đoàn thanh tra thông tin và truyền thông cấp sở, trưởng đoàn thanh tra của Cục báo chí, Cục phát hành truyền hình và thông tin điện tử, Cục xuất bản và phát hành sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực báo chí, tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực báo chí, tịch thu các tang vật và phương tiện có hành vi vi phạm hành chính có giá trị dưới 100.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra cấp Bộ thông tin và truyền thông sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực báo chí, tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 140.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Bộ thông tin và truyền thông, cục trưởng Cục báo chí, cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, cục trưởng Cục xuất bản đã phát hành có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, và tiền lên đến 200.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động báo chí, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí sẽ thuộc về các chủ thể nêu trên tùy từng trường hợp và tùy từng mức độ hậu quả nghiêm trọng khác nhau.
3. Quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động báo chí. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Luật báo chí năm 2018 có quy định cụ thể như sau:
– Xác định loại hình báo chí một cách cụ thể và rõ ràng, phải có tôn chỉ và có mục đích phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản, phải có đối tượng phục vụ và các chương trình phương thức dẫn truyền đối với loại hình báo chí;
– Phải có phương án về vấn đề tổ chức và nhân sự đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan báo chí, phải có nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 23 của Luật báo chí năm 2018 để đảm bảo chức vụ người đứng đầu các cơ quan báo chí;
– Phải có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí phù hợp với quy định của pháp luật, phải có tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí phù hợp với quy định của pháp luật, phải có tên và biểu tượng kênh phát sóng trong quá trình hoạt động báo chí;
– Phải có trụ sở và các điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật trong quá trình hoạt động báo chí, phải có phương án phù hợp và có các biện pháp kĩ thuật để đảm bảo an toàn an ninh thông tin, quá trình hoạt động báo chí phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở và thông tin điện tử đã được chủ thể có thẩm quyền đó là thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Báo chí năm 2018;
– Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.