Như chúng ta đã biết đối với mỗi một lĩnh vực sẽ có quy định của pháp luật điều chỉnh để có thể phát triển lĩnh vực đó trên thực tế hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện hành quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật doanh nghiệp:
- 2 2. Các hành vi bị cấm theo Luật doanh nghiệp bao gồm những hành vi nào?
- 2.1 2.1. Cấm gây phiền hà, sách nhiễu từ phía cơ quan nhà nước:
- 2.2 2.2. Cấm ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông thực hiện quyền và nghĩa vụ:
- 2.3 2.3. Cấm hoạt động kinh doanh dưới hình thức mà doanh nghiệp không đăng ký:
- 2.4 2.4. Cấm kê khai không trung thực nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
- 2.5 2.5. Cấm kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ:
- 2.6 2.6. Cấm kinh doanh các ngành nghề đang bị cấm kinh doanh:
- 2.7 2.7. Cấm hành vi lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố:
- 3 3. Hành vi kê khai khống vốn điều lệ bị xử phạt như thế nào?
1. Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật doanh nghiệp :
Tại Điều 16
“ Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật này; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
4. Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
5. Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
6. Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
7. Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.”
2. Các hành vi bị cấm theo Luật doanh nghiệp bao gồm những hành vi nào?
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật quy định 07 hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật, những hành vi này được hiểu cụ thể như sau:
2.1. Cấm gây phiền hà, sách nhiễu từ phía cơ quan nhà nước:
Hành vi thứ nhất, căn cứ tại khoản 1 điều 16
2.2. Cấm ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông thực hiện quyền và nghĩa vụ:
Hành vi thứ hai quy định tại khoản 2 như trên, có thể hiểu vấn đề này đó là việc chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp được pháp luật và Điều lệ công ty quy định thực hiện những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ gắn liền với chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó của doanh nghiệp. Mọi hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trên đều bị nghiêm cấm.
2.3. Cấm hoạt động kinh doanh dưới hình thức mà doanh nghiệp không đăng ký:
Hành vi thứ ba theo quy định tại khoản 3 điều 16
2.4. Cấm kê khai không trung thực nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
Thứ tư, hành vi quy định tại khoản 4 có ghi rõ ” Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp” vấn đề này bị cấm bởi theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ của doanh nghiệp được pháp luật ghi nhận là “Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó” (Khoản 3 Điều 8
2.5. Cấm kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ:
Hành vi thứ năm theo quy định tại khoản 5 như trên bị cấm vì căn cứ dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định doanh nghiệp phải có bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa, trừ những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu cụ thể như ngân hàng, bảo hiểm… Một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này đưa ra số vốn cao vượt ngoài khả năng của doanh nghiệp đó. Vốn điều lệ thì sẽ tạo niềm tin cho đối tác, ngân hàng nhưng sẽ mang đến rủi ro cao nếu làm ăn thất bại dẫn đến gây nợ cho khách hàng hoặc nặng nề hơn là giải thể, phá sản hoặc vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả.
2.6. Cấm kinh doanh các ngành nghề đang bị cấm kinh doanh:
Hành vi bị cấm thứ sáu đó là cấm kinh doanh các ngành, nghề cấm bao gồm 8 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; và các điều kiện đầu tư kinh doanh khác được quy định tại Nghị định 31/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ. Các nhóm ngành, nghề này chịu sự hạn chế, ràng buộc của pháp luật bởi những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến kinh tế, chính trị, xã hội. Theo đó nên dù bằng phương thức nào, doanh nghiệp cũng không được phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp trong nhóm ngành, nghề đó.
2.7. Cấm hành vi lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố:
Hành vi cuối cùng quy định tại khoản 7 đó là ” Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.” hành vi này được hiểu là thực hiện những hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật thì sẽ bị xử lý theo quy định. theo quy định trên có nhắc đến rửa tiền có thể hiểu về rửa tiền đó là cố ý hợp thức hóa những khoản tiền, tài sản có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội. Còn tài trợ cho khủng bố là sự hỗ trợ tài chính dưới bất kỳ hình thức nào cho khủng bố. Như vậy có thể nói hành vi này là cách hành vi nhẹ thì ảnh hưởng đến các đối tác, khách hàng, nặng nề hơn thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
3. Hành vi kê khai khống vốn điều lệ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Theo đó có thể nói đây là khoảng thời gian để doanh nghiệp có thời gian thu xếp vốn, bởi có người góp bằng tiền, tài sản hoặc thương hiệu… Nếu trong thời hạn trên mà doanh nghiệp không góp đủ thì phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn thực góp. Nếu công ty không thực hiện việc điều chỉnh vốn điều thì có thể bị xử phạt hành chính.
Ngoài ra căn cứ theo khoản 3,4 điều 28 Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp Nghị định Số:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Như quy định trên chúng ta có thể thấy khi một doanh nghiệp vi phạm điều cấm này thì sẽ bị xử phạt theo quy định, mức phạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng tùy theo hành vi cụ thể mà doanh nghiệp vi phạm, ngoài ra doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp này
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật doanh nghiệp năm 2020″ và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.