Thẩm định giá là việc các tổ chức có chức năng thẩm định tiến hành thủ tục xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 sao cho phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, một thời điểm nhất định. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Luật giá năm 2023 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá. Bao gồm:
(1) Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá, lĩnh vực thẩm định giá, đối với người có chức vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng công tác và làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá/thẩm định giá, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
+ Tuyệt đối không can thiệp vào nhiệm vụ và quyền hạn của người khác, can thiệp không đúng chức năng, không đúng nhiệm vụ, không đúng quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, của các cá nhân kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong lĩnh vực giá, các tổ chức và cá nhân khác hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá;
+ Có hành vi cố tình tiết lộ, sử dụng các thông tin về giá do các tổ chức, các cá nhân kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ cung cấp không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Hành vi mua chuộc, đưa hối lộ, cấu kết, thỏa thuận với các tổ chức và cá nhân trong xã hội với mục đích làm sai lệch mức giá của hàng hóa, giá của dịch vụ, giá trị của tài sản thẩm định giá, nhằm mục tiêu trục lợi cá nhân, có hành vi thông đồng về giá/hoặc thông đồng trong quá trình thẩm định giá.
(2) Đối với các tổ chức và cá nhân khác thì hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, lĩnh vực thẩm định giá bao gồm các hành vi như sau:
+ Hành vi đưa tin không đúng sự thật, cung cấp các thông tin không chính xác về tình hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây nhiễu loạn thông tin trên thị trường, nhiễu loạn giá của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường;
+ Hành vi gian lận về giá bằng cách cố tình thay đổi các nội dung đã cam kết trong giao dịch tuy nhiên không thông báo với khách hàng về thời gian, điều kiện, địa điểm mua bán, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa, tính năng của hàng hóa, công dụng của hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng vào thời điểm cung ứng dịch vụ;
+ Có hành vi cản trở hoạt động quản lý, điều tiết giá, cản trở hoạt động thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Cung cấp các giấy tờ, tài liệu, văn bản, chứng thư thẩm định giá giả mạo, sử dụng các loại giấy tờ tài liệu chứng thư thẩm định giá giả mạo cho những mục đích quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 55 Luật giá năm 2023;
+ Cung cấp các loại chứng thư thẩm định giá, làm chứng thư thẩm định giá không đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, sử dụng các loại giấy tờ đó cho mục đích căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật giá năm 2023, tiến hành hoạt động ký chứng thư thẩm định giá, ký báo cáo thẩm định khi không giữ vai trò là thẩm định viên trong lĩnh vực giá;
+ Có hành vi mua chuộc, đưa hối lộ, nhận hối lộ, cấu kết, thỏa thuận làm sai lệch mức giá hàng hóa, mức giá cung ứng dịch vụ, làm sai lệch giá trị của tài sản thẩm định giá vì mục tiêu trục lợi cá nhân, có hành vi thông đồng về giá, thông đồng trong quá trình thẩm định giá.
(3) Đối với doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm các hành vi như sau:
+ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, cung cấp thông tin không chính xác về trình độ, về kinh nghiệm, khả năng cung ứng dịch vụ của các thẩm định viên trong lĩnh vực giá, của các doanh nghiệp thẩm định giá;
+ Cung cấp các loại hình dịch vụ thẩm định giá cho người có liên quan đến doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Kê khai không chính xác, kê khai không trung thực, có hành vi giả mạo đối với các loại giấy tờ, tài liệu, hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận, cấp lại giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thành phần hồ sơ đăng ký hành nghề của các thẩm định viên trong lĩnh vực giá, có hành vi phát hành khủng các loại văn bản chứng thư thẩm định giá;
+ Có hành vi mua chuộc, đưa hối lộ, nhận hối lộ, cấu kết làm sai lệch, thỏa thuận làm sai lệch mức giá của hàng hóa, của dịch vụ, làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm mục đích trục lợi cá nhân, có hành vi thông đồng về giá hoặc thông đồng trong lĩnh vực thẩm định giá.
(4) Đối với thẩm định viên về giá bao gồm các hành vi như sau:
+ Có hành vi thông tin không chính xác, thông tin không trung thực về trình độ, về kinh nghiệm, về khả năng cung ứng dịch vụ của các thẩm định viên trong lĩnh vực giả, của các doanh nghiệp thẩm định giá;
+ Có hành vi giả mạo, cho thuê, cho mượn, sử dụng thẻ thẩm định viên trái quy định của pháp luật, thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
+ Lập các loại giấy tờ tài liệu chứng thư thẩm định giá, tiến hành thủ tục báo cáo thẩm định giá với tư cách cá nhân;
+ Ký chứng thư thẩm định giá, lập báo cáo bằng văn bản thẩm định giá không đúng với chuyên môn/không đúng lĩnh vực, thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực được phép hành nghề, có thành viên ký các loại giấy tờ tài liệu chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện hoạt động thẩm định giá cho người có liên quan với doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
+ Lập báo cáo không liên quan đến thẩm định giá, các loại giấy tờ tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá trái quy định của chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
+ Có hành vi mua chuộc, đưa hối lộ, nhận hối lộ, cấu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, mức giá dịch vụ, làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm trục lợi cá nhân, thông đồng về giá, có hành vi thông đồng trong thẩm định giá.
(5) Đối với hội đồng thẩm định giá, bao gồm các hành vi như sau:
+ Có hành vi chỉ đạo, can thiệp trực tiếp vào hoạt động thẩm định giá, từ đó làm ảnh hưởng đến tính vô tư khách quan và tính độc lập trong chuyên môn của các thành viên trong hội đồng thẩm định giá, nhằm mục đích trục lợi cá nhân;
+ Có hành vi lập khống các thông tin, thông báo, văn bản kết quả thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá;
+ Có hành vi mua chuộc, nhận hối lộ/đưa hối lộ, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, mức giá dịch vụ, làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm trục lợi cá nhân.
(6) Đối với các thành viên trong hội đồng thẩm định giá, nghiêm cấm các hành vi như sau:
+ Có hành vi lập khống các loại giấy tờ tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá trái với quy định trong chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
+ Có hành vi mua chuộc, đưa hối lộ, nhận hối lộ, cấu kết, thỏa thuận để làm sai lạc mức giá hàng hóa, sai lệch mức giá dịch vụ, sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm trục lợi cá nhân.
(7) Đối với các khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba có tên trong hợp đồng thẩm định, bao gồm các hành vi như sau:
+ Hành vi cố tình cung cấp các thông tin không đúng về tài sản thẩm định giá;
+ Có hành vi sử dụng các loại giấy tờ tài liệu chứng thư thẩm định đã hết hiệu lực, sử dụng các loại giấy tờ chứng thư thẩm định không đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi mua chuộc, đưa hối lộ, nhận hối lộ, câu cá, thỏa thuận nhằm mục đích làm sai lệch mức giá hàng hóa, mức giá dịch vụ/làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định nhằm trục lợi cá nhân, thông đồng về giá và thông đồng trong thẩm định giá.
2. Quyền của tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực giá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật giá năm 2023 có quy định về quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, kinh doanh dịch vụ. Bao gồm:
- Có hành vi tự tiện định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, điều chỉnh giá dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh, ngoại trừ trường hợp các loại hàng hóa và dịch vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá cụ thể;
- Có hành vi tự tiện định giá mua, giá bán đối với các loại hàng hóa, các loại dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh theo khung giá tối đa, khung giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với nguyên tắc và phương pháp định giá theo quy định của pháp luật;
- Tham gia vào quá trình xây dựng, chia sẻ thông tin, kết nối thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Hạ giá bán đối với các loại hàng hóa, dịch vụ tuy nhiên không bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp
luật cạnh tranh , pháp luật chống bán phá giá khi thuộc một trong những trường hợp như sau: Các hàng hóa tươi sống, hàng tồn kho, hàng hóa theo mùa vụ, hàng hóa để khuyến mại theo quy định của phápluật thương mại , trong trường hợp các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp thay đổi địa điểm hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh, hàng hóa thực hiện chính sách bình ổn giá theo quy định của nhà nước; - Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh, xem xét, giả/tăng giá hàng hóa, giá dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh khi thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá cụ thể;
- Tiếp cận các thông tin về chính sách của nhà nước, tiếp cận các biện pháp quản lý và điều tiết giá cả;
- Thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, quyền khởi kiện đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá, yêu cầu các tổ chức và cá nhân bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
3. Nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực giá:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật giá năm 2023 có quy định về nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm:
- Lập phương án, lập báo cáo đánh giá chi tiết đối với tình hình buôn bán, yếu tố hình thành giá, cung cấp kịp thời và đầy đủ số liệu, cung cấp tài liệu giấy tờ có liên quan theo yêu cầu của cơ quan chức năng để phục vụ cho quá trình định giá, điều tiết;
- Chấp hành đầy đủ văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan có thẩm quyền;
- Kê khai giá hàng hóa, kê khai giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Niêm yết công khai giá hàng giả, niêm yết giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Công khai đầy đủ thông tin và giá hàng hóa, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
- Giảm giá hàng hóa, dám trả dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh trong trường hợp thực hiện chính sách miễn thuế, giảm thuế nhằm mục đích hỗ trợ chi phí cho người tiêu dùng;
- Giải quyết kịp thời các khiếu nại về giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm bồi thường do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giá 2023.
THAM KHẢO THÊM: