Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán? Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán?
Hiện nay chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán là một lĩnh vực hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá đem lại giá trị kinh tế cho đất nước, Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu…chúng ta không thể phủ nhận vai trò mà thị trường chứng khoán mang lại, bên cạnh đó khi thực hiện các hoạt động về chứng khoán cũng phải tuân thủ dầy đủ quy định mà pháp luật đề ra và lưu ý không được vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán. Vậy cụ thể hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán gồm những hành vi nào? Dưới đây
Cơ sở pháp lý:
Luật Chứng khoán 2019
Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia, kính mong Quý công ty có thể tư vấn giúp tôi là khi thực hiện hoạt động chứng khoán thì sẽ có những hành vi nào sẽ bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành? Tôi xin trân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 12 Luật Chứng khoán 2019 quy định:
“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1. Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
2. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
3. Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
4. Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
5. Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
6. Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
7. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.”
Theo quy định trên, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt đồng về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm:
Thứ nhất: Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.
Thứ hai: Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Thứ ba: Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.
Thứ tư: Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.
Thứ năm: Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Thứ sáu: Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
Thứ bảy: Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện các hoạt động liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi tham gia thị trường chứng khoán cần thực hiện nghiêm minh nhằm tạo ra môi trường chứng khoán lành mạnh, công bằng và hiệu quả.
2. Hành vi vi phạm quy định về cấp giấy phép kinh doanh chứng khoán
Như chúng ta đã biết từ những điều chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy việc không thực hiện đúng quy định về giấy phép kinh doanh chứng khoán là một trong những điều cấm mà pháp luật đưa ra, theo đó nên nếu vi phạm điều cấm này sẽ bị xử lý theo quy định. Ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đó căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này quy định rõ các mức phạt cụ thể đối với vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán.
Theo quy định tại nghị định này thì mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh theo quy định pháp luật và phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm cụ thể như sau:
+ Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp
+ Tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động.
Ngoài ra theo quy định tại nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn nêu rõ phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn khi thành lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chuyển nhượng cổ phần hoặc phân vốn góp của mình trong thời gian hạn chế chuyển nhượng.
Đối với giấy phép kinh doanh chúng khoán thì áp dụng hình thức phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép;
+ Mượn, thuê, nhận chuyển nhượng giấy phép hoặc cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng giấy phép; không thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán với danh nghĩa của chính mình
+ sử dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán.