Hoạt động kiểm toán nhà nước? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nhà nước?
Theo quy định của pháp luật thì để đảm bảo mọi hoạt động liên quan đến tài chính, tài sản và ngân sách nhà nước được đảm bảo công khai minh bạch và không có hành vi tham nhũng thì cơ quan có thẩm quyền thành lập ra cơ quan Kiểm toán nhà nước hoạt động độc lập để thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ đó. Vaayuj, trong quá trình hoạt động thì các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nhà nước gồm những hành vi nào?
1. Hoạt động kiểm toán nhà nước?
Cơ quan kiểm toán nhà nước được Quốc hội thành lập, là một cơ quan hoạt động độc lập không phối hợp với cơ quan khác để thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của mình và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch, hạn chế tham nhũng.
Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước được Luật kiểm toán nhà nước quy định là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của
Về hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 21 Luật kiểm toán nhà nước bao gồm:
“Điều 21. Hệ thống tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
1. Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước.
Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
Số lượng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.”
Theo đó, Kiểm toán nhà nước được hoạt động theo bộ máy điều hành được chia ra thành hai hệ thống quản lý Nhà nước và khu vực ngoài ra còn có một số đơn vị sự nghiệp trong bộ máy hỗ trợ thực hiện.
Về Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành là một đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, thực hiện kiểm toán minh bạch về tài chính, ngân sách, tài sản,…theo chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức ở trung ương. Còn đối với kiểm toán Nhà nước khu vực cũng là một là đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, nhưng phạm vi hoạt động mở rộng ra các khu vực thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương trên địa bàn khu vực và các nhiệm vụ kiểm toán khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước khu vực được quy định là cơ quan có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng được đặt theo khu vực hoạt động.
Trong hệ thống kiểm toán Nhà nước và khu vực được phân chia người quản lý bao gồm Kiểm toán trưởng, Phó Kiểm toán trưởng. Kiểm toán trưởng là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực. Còn Phó kiểm toán trưởng thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Kiểm toán trưởng. Kiểm toán trưởng và Phó Kiểm toán trưởng đều Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức dựa trên các nguyên tắc, điều kiện về bổ nhiệm, đảm nhiệm chức vụ.
Cơ quan nhà nước lập thành cơ quan Kiểm toán nhà nước với mục đích là để kiểm soát về báo cáo tài chính, tình hình ngân sách đồng thời luôn phải bảo đảm hoạt động kiểm toán thực hiện đúng theo pháp luật cũng như điều kiện cần có trong hoạt động như:
Bảo đảm nguồn kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Pháp luật đã quy định cơ quan Kiểm toán Nhà nước có kinh phí hoạt động riêng, ngay từ khi lập thành đã thuộc đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương.
Kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước do Kiểm toán Nhà nước lập dự toán sau đó trình lên cơ quanc có thẩm quyền để đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định về kinh phí đề xuất đó. Khi có quyết định về kinh phí thì việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí hoạt động của Kiểm toán Nhà nước lại được thực hiện theo quỹ ngân sách nhà nước mà luật đã định.
Bên cạnh nguồn kinh phí hoạt động thì cơ quan Kiểm toán nhà nước cũng phải có biện pháp để đầu tư hiện đại hoá hoạt động kiểm toán nhà nước bằng việc Nhà nước đưa ra và thực hiện các chính sách đầu tư như đầu tư phát triển trong công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, một phần để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế.
Ngoài ra còn phải đảm bảo các chế độ đối với cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước được quy định gồm các chế độ như tiền lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước và chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước do Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Cơ quan Kiểm toán phải cấp thẻ Kiểm toán viên nhà nước cho những cán bộ, công chức những người làm trong ngành Kiểm toán và thẻ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp cho Kiểm toán viên nhà nước để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Như vậy, cơ quan kiểm toán Nhà nước được thành lập bởi Quốc hội và hoạt động theo phương thức độc lập tuân thủ theo đúng quy định pháp luật trong việc kiểm toán các hoạt động công khai, minh bạch về tài chính, tài sản. Ngoài ra, trong hoạt động kiểm toán phải đảm bảo cả những điều kiện nhất định về chế độ liên quan đối với Kiểm toán viên nhà nước, nguồn kinh phí duy trì hoạt động.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nhà nước?
Trong hoạt động Kiểm toán nhà nước có các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật kiểm toán nhà nước 2015, theo đó: Luật nghiêm cấm các cán bộ, công chức thực hiện các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
Theo khoản 1 Điều 12 của Luật kiểm toán nhà nước quy định:
“1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
c) Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.”
Theo nội dung trên có thể thấy, trong thi hành trách nhiệm và nhiệm vụ Kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước thì bên cạnh những hoạt động quy định trong pháp luật thì các hành vi trái pháp luật cũng là điều cấm bởi lẽ nhiều Kiểm toán viên lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm của mình để gây khó khăn cho cơ sở như việc môi giới, báo cáo thông tin sai sự thật hoặc tiết lộ bí mật nhà nước cho cơ quan được kiểm toán thực hiện hành vi trái pháp luật……
Đối với hành vi nghiêm cấm đối với đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định trong Luật thì đơn vị không được phép làm đó là:
+ Từ chối trực tiếp việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước bởi lẽ trong hoạt động kiểm toán thì tài iệu thông tin là cơ sở, chứng cứ sống có thê chỉ ra những hành vi gian lận và đơn vị có trách nhiệm phải giao toàn bộ tài liệu trừ những tài liệu mật theo quy định.
+ Có hành vi gây cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước như không phối hợp, đưa ra những lý d không chính đáng với mục đích không để Kiểm toán viên thực hiện nhiệm vụ
+ Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Có thể thấy, với thời đại phát triển thì việc làm giả thông tin là hoàn toàn có thể xảy ra, những trường hợp làm giấy tờ giả với mục đích trốn tránh những trách nhiệm, việc làm sai trái của mình.
+ Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước với mục đích che giấu hoặc không muốn đưa ra những thông tin tài liệu bất lợi cho đơn vị, hành vi này vi phạm vào đều cấm của cả Kiểm toán và đơn bị được kiểm toán.
+ Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công. Điều này cũng tương tự như việc không cũng cấp tài liệu, thông tin với mục đích che dấu đi mọi hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị hay của thành viên trong đơn vị.
Tại khoản 3 Điều 12 quy định nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước. Tức là việc thực hiện kiểm toán là trách nhiệm của người được phân công họ có nhiệm vụ phải thực hiện và báo cáo kết quả cho cơ quan có thẩm quyền nếu có tác động đến có thể dẫn đến việc che giấu, báo cáo sai lệch nên pháp luật cấm hành vi này xảy ra.
Như vậy, từ nội dung điều luật trình bày trên có thể thấy đối với hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Kiểm toán nhà nước, kiểm toán viên nhà nước được quy định là cấm những hành vi sách nhiễu, gây khó khăn,…..ngoài ra cũng cấm những hành vi tác động từ cơ quan, đơn vị được kiểm toán thực hiện hành vi sai trái pháp luật.