Các hành vi bị cấm trong đầu tư công theo Luật đầu tư công? Vi phạm về việc báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động đầu tư công bị xử phạt như thế nào?
Như chúng ta đã biết trong lĩnh vực đầu tư công là những dự án có vốn đầu tư của nhà nước có thể là tất cả hoặc một phần vốn là từ nhà nước đầu tư. Hiện nay trong lĩnh vực này để ngăn chặn những tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư công thì pháp luật đã đề ra những hành vi bị cấm trong đầu tư công theo
Cơ sở pháp lý:
Luật đầu tư công 2019
Nghị định Số: 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
1. Các hành vi bị cấm trong đầu tư công theo Luật đầu tư công
Luật đầu tư công được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
Các hành vi bị cấm trong đầu tư công được quy định cụ thể tại Điều 16 Luật đầu tư công 2019:
– Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; không cân đối được nguồn vốn đầu tư.
– Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
– Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
– Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt hoặc chưa được bố trí vốn kế hoạch, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
– Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
– Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
– Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án.
– Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
– Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
– Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.
Như trên pháp luật về đầu tư công có đưa ra 11 hành vi vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công, Như vậy đầu tư công cũng có thể trở thành một gánh nặng cho quốc gia, nếu nó được sử dụng một cách thái quá, gây nên sự dàn trải, kém hiệu quả, thậm chí là thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng. Bên cạnh đó thì nếu hình thức hợp tác công tư không tuân thủ theo những qui tắc nhất định sẽ dẫn đến móc ngoặc công tư, gây thiệt hại tài sản công.
Ngoài ra có những hành vi như sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích hiện nay đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, dự thảo kiến nghị tăng mức xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm do các dự án đầu tư công thường có quy mô lớn, tổng mức đầu tư cao, dẫn tới nguy cơ gây thất thoát, lãng phí cho Nhà nước. Theo đó chúng tôi cho rằng pháp luật, cần có chế tài cao hơn để tăng cường hiệu quả răn đe, phòng ngừa vi phạm.
Như vậy có thể thấy nhìn chung những quy định mà pháp luật đề ra như trên là hoàn toàn hợp lý bởi những hành vi trên là những hành vi có thể và sẽ gây hậu quả xấu tới sự phát triển và quản lý của nhà nước trong đầu tư công. Những hành vi này mang tính chất tiêu cực và có phần nguy hại cho xã hội. Nên chúng tôi cho rằng đối với những hành vi cụ thể cần có chế tài xử phạt thích đáng đối với hành vi này để răn đe và đưa các dự án đầu tư công đi vào thực tiễn tốt hơn, với cơ chế thực hiện và hoạt động công khai minh bạch, đúng pháp luật hơn.
Một phần bởi vì hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác mà nhà nước ở đây là chủ thể quyền lực đứng đầu quản lý xã hội nên việc bài trừ và loại bỏ những hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư công là hết sức cần thiết.
2. Vi phạm về việc báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động đầu tư công bị xử phạt như thế nào?
Căn cư theo quy định tại điều 6. Vi phạm về việc báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động đầu tư công Nghị định Số: 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư quy định cụ thể:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thiết kế chương trình, dự án không đầy đủ, không chính xác.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án;
b) Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc theo dõi, đánh giá, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong triển khai kế hoạch, chương trình, dự án.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
Theo quy định của pháp luật đề ra có thể hiểu báo cáo, cung cấp thông tin trong hoạt động đầu tư công lag một hạt động rất quan trọng ví dụ như việc báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan quản lý nắm rõ tình hình triển khai dự án. Từ số liệu của bản báo cáo này, nhà quản lý có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp đúng với tình hình thực tế. Theo đó định kỳ hàng tháng, hàng quý hay hàng năm đơn vị triển khai dự án sẽ cần phải làm một bản báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư. Bên cạnh đó trong trường hợp đột xuất khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, bên phía nhà đầu tư bắt buộc phải đưa ra bản báo cáo theo yêu cầu của phía cơ quan nhà nước nếu thực hiện báo cáo những nội dung này không chính xác dẫn tói thất thoát ngân sách nhà nước và không chính xác tình hình của dự án thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thường thì đối với trường hợp này khi triển khai dự án, bên phía chủ đầu tư cần phải làm báo cáo tình hình thực hiện đầu tư. Thế nhưng trong thực tế nhiều nhà đầu tư lại không tuân thủ quy định này hoặc thực hiện báo cáo thiếu trung thực. Nhằm mục đích để trục lợi cho một vài cá nhân hay tổ chức nào đó. Trong trường bị phát hiện không thực hiện hoặc thực hiện báo cáo đầu tư một cách gian lận, thiếu trung thực, phía nhà đầu tư sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm.
Cụ thể theo
Căn cứ theo như trên thì vi phạm trong hoạt động báo cáo thông tin đầu tư thì bị xử lý theo từng hành vi quy định cụ thể mức phạt có thể từ 2.000.000 đến 20.000.000 triệu tuỳ mức độ đẻ có thể xử lý.
Trên đây là thông tin