Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là người lao động mang quốc tịch Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Vậy theo quy định pháp luật hiện nay thì có những hành vi bị nghiêm cấm nào khi người lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài?
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị cấm khi lao động Việt làm việc ở nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 7 của Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, nghiêm cấm người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với các công việc sau đây:
-
Làm công việc mát-xa tại các nhà hàng, tại khách sạn hoặc tại các khu vực trung tâm giải trí;
-
Làm công việc phải tiếp xúc thường xuyên với các chất gây nổ, tiếp xúc với các chất độc hại trong quá trình luyện quặng kim loại màu (có thể là đồng, thủy ngân, chì, bạc hoặc kẽm); hoặc làm các công việc tiếp xúc thường xuyên với chất măng-gan, chất độc đi-ô-xít thuỷ ngân;
-
Làm các công việc phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ, làm các công việc liên quan đến hoạt động khai thác quặng phóng xạ các loại;
-
Làm công việc sản xuất, đóng gói bao bì, phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các loại chất axít nitoric, axit na-tơ-ri xun-phát, chất đi-xun-phua cac-bon hoặc tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc sát trùng, thuốc diệt chuột, thuốc chống mối, thuốc chống mọt có tính độc hại cao;
-
Làm các công việc liên quan đến hoạt động săn bắt thú dữ, cá mập, cá sấu;
-
Làm công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, ở nơi có áp suất lớn (có thể là dưới lòng đất hoặc dưới lòng đại dương);
-
Làm công việc liên quan đến khâm niệm, mai táng tử thi, bốc mồ mả, thiêu xác chết.
2. Điều kiện để doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó:
-
Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xem là ngành/nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chỉ được phép tiến hành bởi các doanh nghiệp Việt Nam có đầy đủ Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cùng cấp;
-
Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (hay còn được gọi là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ) bắt buộc phải duy trì đầy đủ các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng đầy đủ điều kiện của thị trường lao động, ngành nghề/công việc cụ thể theo quy định của Chính phủ trong suốt thời gian hoạt động.
Dẫn chiếu theo quy định tại Điều 10 của Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; theo đó, doanh nghiệp sẽ được phép cung cấp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Có vốn điều lệ với mức từ 5.000.000.000 đồng trở lên, có chủ sở hữu hợp pháp, tất cả các thành viên và cổ đông là chủ đầu tư trong nước theo quy định của pháp luật về đầu tư;
-
Đã thực hiện thủ tục ký quỹ theo quy định của Điều 24 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
-
Có người đại diện theo pháp luật hợp pháp là công dân mang quốc tịch Việt Nam, đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn với trình độ đại học trở lên và có ít nhất thời gian 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồn; không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án/quyết định đã có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền; không có án tích về một trong các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội lừa dối khách hàng, tội quảng cáo gian dối, tôi tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép hoặc trốn ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức hoặc môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài trái phép;
-
Có đầy đủ số lượng thành viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
-
Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu giáo dục, định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
-
Có hệ thống Trang thông tin điện tử.
Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên. Bao gồm:
-
Duy trì điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
-
Đáp ứng điều kiện của từng thị trường lao động, ngành nghề, công việc cụ thể theo quy định của Chính phủ trong suốt quá trình hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
3. Người lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ gì?
Ngoài những hành vi bị cấm khi lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài đã phân tích ở trên, thì lao động Việt Nam cũng cần phải nắm được và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật khi đi làm việc ở nước ngoài.
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài. Bao gồm:
-
Các quyền và nghĩa vụ chung được quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
-
Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ;
-
Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
-
Được quyền gia hạn hợp đồng hoặc ký kết
sao cho phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia tiếp nhận lao động;hợp đồng lao động mới -
Được quyền chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đó không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
-
Thỏa thuận với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về tiền dịch vụ theo quy định của pháp luật;
-
Thỏa thuận với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về tiền ký quỹ hoặc có quyền giới thiệu bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
-
Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian 180 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày chấm dứt
hợp đồng lao động .
THAM KHẢO THÊM: