Có thể thấy việc bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ, công việc là một điều vô cùng cần thiết. Và việc đăng ký các biện pháp bảo đảm sẽ phòng, ngừa được những hành vi vi phạm nghĩa vụ gây hậu quả nghiêm trong trong các giao dịch dân sự. Vậy biện pháp bảo đảm là gì? Giao dịch phải đăng ký bảo đảm?
Mục lục bài viết
1. Biện pháp bảo đảm là gì?
Biện pháp bảo đảm là loại trách nhiệm đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm và cả hình thức, biện pháp áp dụng trách nhiệm. Có thể tự họ áp dụng theo các biện pháp đã thỏa thuận mà không phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba. Hơn nữa, người có quyền luôn là người được ưu tiên thanh toán từ số tiền ban đấu giá đối tượng bảo đảm. Đó là quyền đặc biệt của chủ nợ có bảo đảm nhằm bảo vệ hữu hiện nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm:
Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ được bảo đảm. Điều này có nghĩa mỗi biện pháp bảo đảm đều gắn với một hoặc một số nghĩa vụ được bảo đảm, có thể đó là nghĩa vụ hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ hiện tại. Suy cho cùng thì biện pháp bảo đảm không tồn tại một cách độc lập mà phải gắn liền với nghĩa vụ được bảo đảm.
Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự. Thông thường, khi đặt ra các biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ . Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.
Thứ ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là những lợi ích vật chất mà cụ thể ở đây thường là một tài sản. Các đối tượng này phải có đủ yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.
Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ kể cả nghĩa vụ trả lại, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
Thứ năm, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ, điều này có nghĩa không thể áp dụng biện pháp bảo đảm nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện một cách đầy đủ. Đồng thời, pháp luật quy định cụ thể về hình thức của các biện pháp bảo đảm.
Tại Điều 292,
“1.Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8.Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.”
Ta có thể thấy: Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện. Đồng thời trong trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quy định của pháp luật ta có thể hiểu được một số khái niệm về biện pháp bảo đảm tại Điều luật trên. Tuy nhiên để nắm rõ được những quy định cụ thể thì bạn đọc có thể tham khảo tại Phần thứ ba, Bộ luật dân sự 2015.
+ Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
+ Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
+ Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
+ Trong
+ Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
+ Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
+ Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Như vậy có thể thấy biện pháp bảo đảm có vài trò quan trọng nhằm thúc đẩy các bên tham gia các giao dịch dân sự nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình, giúp cho các bên có quyền bảo đảm được quyên lợi của mình một cách tối ưu. Khi pháp luật giao dịch bảo đảm được xây dựng hoàn thiện sẽ giúp các bên chủ thể tham gia quan hệ nghĩa vụ an tâm trong giao dịch, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên, hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý khi các bên xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.
3. Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Theo quy định tại Khoản 1. Điều 3, Nghị định 99/2022/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm: “Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi, cập nhật vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc của người khác hoặc đồng thời bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và của người khác đối với bên nhận bảo đảm (sau đây gọi là đăng ký)”
Qua điều luật ta có thể thấy được:
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định. Nếu trong trường hợp luật định phải đăng ký biện pháp bảo đảm mà không đăng ký thì giao dịch bảo đảm sẽ không phát sinh hiệu lực.
Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm phải nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm, phải kê khai đầy đủ, chính xác, đúng sự thật, phù hợp với nội dung của giao dịch bảo đảm đã giao kết và chịu trách nhiệm về thông tin đã kê khai, cung cấp. Trong trường hợp gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đồng thời pháp luật đã quy định rất rõ ràng rằng: Thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký được lưu giữ trong số đăng ký cơ sở dữ liệu và Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm. và Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình.
4. Các giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm:
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 4, Nghị định 99/2022/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:
– Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
– Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
– Đăng ký
– Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Đặc điểm của giao dịch bảo đảm:
+ Giao dịch bảo đảm được coi như là một bản hợp đồng phụ bảo đảm cho các nghĩa vụ chính nhưng hiệu lực không còn phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.
+ Đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tài sản.
Như vậy, pháp luật quy định cho bên nhận bảo đảm cho ben nhận bảo đảm luôn có quyền áp dụng những biện pháp bảo đảm cần thiết để đảm bảo quyền lợi của mình khi bị vi phạm. Vì đối tượng của nghĩa vụ là tài sản hoặc một công việc và khi vi phạm nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc không thực hiện đúng công việc sẽ gây thiệt hại bằng tiền, nên đối tượng có nghĩa vụ luôn thể hiện trị giá bằng một số tiền.
Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong những cơ chế điều tiết việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, với mục tiêu công bố công khai quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm. Qua đó, các cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin để tìm hiểu trước khi xem xét, quyết định giao kết hợp đồng, cho vay vốn. Với vai trò bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong hoạt động tín dụng, thương mại, đăng ký giao dịch bảo đảm còn làm căn cứ để xác định chính xác thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được bảo đảm để thực hiện cho nhiều nghĩa vụ theo thứ tự thời giam công khai hóa, nó tồn tại như một yeu tố tự nhiên trong nền kinh tế thị trường.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Nghị định 99/2022/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm.