Khái quát lịch sử phát triển các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng.
Pháp luật dân sự quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường do xâm phạm sức khỏe và tính mạng đã trải qua chặng đường dài phát triển cùng với lịch sử phát triển của đất nước. Pháp luật Việt Nam đã đạt được những thành tựu qua các thời kỳ lịch sử, pháp luật cũng mang tính kế thừa tinh hoa, tiến bộ của pháp luật thời kỳ trước, mặc dù ở mỗi thời kỳ, pháp luật có nội dung, đối tượng, phạm vi và phương pháp điều chỉnh khác nhau và ở mức độ cao, thấp khác nhau.
Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng dần dần được hình thành và phát triển. Chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định sớm tại nước ta có thể kể đến hai bộ luật tiêu biểu là bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình luật) và Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt Luật lệ).
Theo Bộ luật Hồng Đức, trong trường hợp đánh người gây thương tích thì thì người phạm tội ngoài hình phạt bị đánh roi còn phải bồi thường cho nạn nhân theo mức đã được quy định trong Điều 466 Bộ Luật Hồng Đức như sau: “Sưng phù thì phải đền tiền tổn thương 3 tiền, chảy máu thì phải 1 quan, gãy một ngón tay, một răng thì đền 10 quan, đâm chém bị thương thì 15 quan. Đọa thai chưa thành hình thì 30 quan, đã thành hình thì 50 quan, đứt lưỡi, hỏng âm, dương vật thì đến 100 quan.
Về người quyền quý thì xử khác” đây có thể thấy Luật Hồng Đức chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự. Tuy chỉ được coi là một yếu tố cấu thành trong trách nhiệm hình sự và chưa được coi là một chế định riêng biệt về trách nhiệm dân sự (tức là chỉ bắt người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại mà không trừng phạt về hình sự) song Bộ Luật Hồng Đức cũng đã ý thức được vai trò của bồi thường thiệt hại cũng vì thế mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã dần dần có xu hướng tách rời khỏi các trách nhiệm hình sự.
Riêng Bộ Luật Gia Long tiền bồi thường không được đề cập đến. Trong Bộ Luật Gia Long chỉ có Điều 201 quy định về tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân trong trường hợp phạm tội giết người, phạm nhân bị phạm tội chiếu theo điều luật cố ý đả thương nhân thương chí tử nhưng cho chuộc tội. Tiền chuộc thì giao cho gia đình nạn nhân để lo chôn cất. Nếu phạm nhân bị phạt tội giảo thì thì số tiền chuộc là 12 lạng bạc. Đối với người điên giết người thì số tiền này cũng vậy. Nếu kẻ giết người được ân xá, người đó phải trả cho gia đình nạn nhân 20 lạng bạc. Nếu nghèo túng thì chỉ phải trả nửa số tiền ấy.
Bước phát triển tiếp theo của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đánh dấu sự can thiệp mạnh mẽ hơn của Nhà nước bằng cách dự liệu những chế tài về hình sự để trừng phạt những kẻ nào xâm phạm đến tài sản và nhân thân kẻ khác. Điều 271 Bộ luật Gia Long dự liệu bồi thường trong các trường hợp nặng nhất như hỏng mắt, gãy chân tay, làm hỏng bộ phận trong cơ thể..thì ngoài hình phạt lưu 300 lí, 100 trượng thì một phần hai tài sản kẻ phạm tội còn phải bồi thường cho nạn nhân những thiệt hại mà họ đã gây ra. Ngoài việc phải gánh chịu hình phạt kẻ phạm tội còn phải bồi thường cho nạn nhân những thiệt hại mà họ đã gây ra. Vì mang tính chất hình phạt nên số tiền bồi thường được ấn định gấp đôi, gấp ba, gấp bốn lần thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Do sự phát triển của xã hội, các chế định pháp luật cũng dần thay đổi và hoàn thiện, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không còn được coi là hình phạt mà là nghĩa vụ, bổn phận của người bị thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản của người bị thiệt hại. Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các Bộ luật dân sự được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ được phân biệt rõ ràng khi bộ Dân luật Nam kỳ (1883), Dân luật Bắc kỳ (1931) và Dân luật Trung kỳ (1936) ra đời. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong hai bộ Dân luật Bắc kỳ và dân luật Trung kỳ đều dựa trên căn cứ vào lỗi trực tiếp hoặc lỗi gián tiếp của của chủ sở hữu hoặc quản lý sử dụng tài sản. Nguyên tắc xác định trách nhiệm dân sự dựa trên yếu tố lỗi đảm bảo được việc xác định đúng trách nhiệm dân sự của người có hành vi trái luật, bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại trong việc khắc phục hậu quả thiệt hại do người khác gây ra.
Sau ngày 02 tháng 9 năm 1945, do hoàn cảnh chiến tranh với người Pháp nên chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn áp dụng các Bộ luật dân sự này. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 97/SL để “sửa đổi một Số quy lệ và chế định trong dân luật” nhằm sửa đổi một số điều trong các bộ dân luật cũ này. Tại miền bắc Việt Nam, ngày 10 tháng 7 năm 1959
Tuy nhiên, chỉ đến
Sau 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính.
Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
Tháng 11 năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi lần 2. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Về cơ cấu, có thể thấy số lượng các điều luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng của
Có thể nói chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói riêng, đã trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển. Các nhà làm luật của Việt Nam cũng như những người áp dụng pháp luật đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng cũng như giải thích các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.