Trong một vụ án dân sự, khi đã có bản án của Tòa án sẽ chuyển sang giai đoạn thi hành án dân sự để thi hành. Ở giai đoạn này, một số trường hợp người bị thi hành án không tự nguyện chấp hành bản án đã có hiệu lực, và đặt việc phải cưỡng chế thi hành án. Vậy các giai đoạn của cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp bắt buộc của cơ quan thi hành án quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc đương sự phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án. Theo quy định tại Điều 45 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự, sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án do chấp hành viên ấn định, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án, trong trường hợp cần ngăn chặn người phải THA có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc THA thì Chấp hành viên (sau đây viết tắt là CHV) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA.
Như vậy, biện pháp cưỡng chế THADS là biện pháp THADS dùng quyền lực của Nhà nước buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ THADS của CHV áp dụng trong trường hợp người phải THA có điều kiện THA nhưng không tự nguyện THA. Biện pháp cưỡng chế THADS phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Khi cần thiết phải cưỡng chế THA thì chỉ có CHV đại diện cho cơ quan THADS mới là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế và lựa chọn biện pháp cưỡng chế THADS phù hợp.
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS phải căn cứ vào nội dung bản án, quyết định của Tòa án, quyết định THA, tính chất, mức độ, nghĩa vụ THA, điều kiện của người phải THA, yêu câu bằng văn bản của đương sự để lựa chọn việc áp dụng biện pháp cưỡng chế THA. Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi hết thời hạn tự nguyện THA trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải THA có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ có thể tiến hành cưỡng chế.
Việc người phải THA tự nguyện THA trước khi người được THA có đơn yêu cầu cơ quan THADS tổ chức THA là thể hiện tình thần thượng tôn pháp luật và là một cách hành xử văn minh. Tuy vậy, trong những trường hợp người phải THA không tự nguyện, không chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế THA được xem là giải pháp cuối cùng và cần thiết buộc người phải THA thực hiện nghĩa vụ THA của họ, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người được THA và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trước thái độ không chấp hành án của người phải THA.
2. Các giai đoạn của cưỡng chế thi hành án dân sự:
Để việc thực hiện cưỡng chế THADS nhanh chóng đạt hiệu quả, cần phải thực hiện theo trình tự thủ tục chặt chẽ, các giai đoạn của cưỡng chế thi hành án bao gồm:
– Giai đoạn ra quyết định cưỡng chế
Theo Điều 45 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH quy định sau khi hết thời hạn tự nguyện THA, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong toả tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.
– Giai đoạn lập kế hoạch cưỡng chế
Quy định tại Điều 72 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH thì CHV sẽ lập kế hoạch cưỡng chế THA trong trường hợp cần huy động lực lượng. Kế hoạch cưỡng chế THA có các nội dung chính: Tên người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng. Thời gian, địa điểm cưỡng chế. Phương án tiến hành cưỡng chế, Yêu cầu về lực lượng tham gia bảo vệ cưỡng chế; Dự trù chi phí cưỡng chế Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an cùng cáp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cưỡng chế THA. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện theo kế hoạch, yêu cầu của CHV.
Về chi phí cưỡng chế THA Trước khi tổ chức cưỡng chế THA, CHV phải lập kế hoạch cưỡng chế THA hoặc dự trù chi phí cưỡng chế trong trường hợp không phải lập kế hoạch cưỡng chế, trình Thủ trưởng cơ quan THADS phê duyệt. CHV dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải THA biệt ít nhất 03 ngày làm việc. Trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay (khoản 4 Điều 73 LTHADS). Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, CHV làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan THADS, trừ trường hợp đương sự tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế.
– Giai đoạn tiến hành cưỡng chế
Tiến hành cưỡng chế được thực hiện tại nơi có tài sản hoặc đối tượng cần cưỡng chế. Trước khi thực hiện việc cưỡng chế theo kế hoạch và quyết định cưỡng chế đã ấn định, người có thẩm quyền THA chủ trì phổ biển toàn bộ kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, từng người, nêu các tình huống có thể xảy ra và biện pháp xử lý các tình huống đó. Chuẩn bị đầy đủ các biển bản, văn bản cần sử dụng trước khi tiến hành cưỡng chế, các phương tiện, điều kiện liên quan đã dự kiến phục vụ tốt cho việc cưỡng chế. Người có thẩm quyền THA chủ trì điều hành toàn bộ quá trình cưỡng chế, kịp thời xử lý mọi tình huống đã dự kiến trong kế hoạch và tình huống phát sinh diễn ra trong quá trình cưỡng chế cho đèn khi kết thúc việc cưỡng chế.
3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự:
Tại Điều 71 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự có quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau: (1) Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án (2) Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (3) Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ (4) Khai thác tài sản của người phải thi hành án (4) Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ, Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn về biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản. Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THA là một trong các biện pháp cưỡng chế THADS, được áp dụng trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định mà người phải THA có đang có tiến trong tài khoản hoặc đang sở hữu giấy tờ có giá. Để thi hành biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiến, giấy tờ có giá của người phải THA người phải THA phải có tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng hoặc tiền mà chính họ đang giữ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng ngày và tiền do người thứ ba đang giữ, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…
Quy định tại Điều 76 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH, CHV sẽ ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải THA, số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ THA và chi phí cưỡng chế. Trước khi ra quyết định cưỡng chế, CHV cần xác định số tiền của người phải THA trong tài khoản ngân hàng. kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trên cơ sở tài liệu do người được THA cung cấp. Theo yêu cầu của người được THA hoặc trong trường hợp cần kiểm tra lại thì cơ quan THADS yêu cầu nơi người phải THA có tài khoản cung cấp các thông tin về tiền trong tài khoản của người đó.
Sau khi ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải THA thì CHV gửi ngay quyết định đó cho ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng đang giữ tiến của người phải THA và yêu cầu thủ trưởng cơ quan tổ chức này thực hiện quyết định. Các cơ quan, tổ chức này sau khi nhận được quyết định phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan THADS hoặc chuyển cho người được THA theo quyết định khâu trừ (khoản 2 Điều 76 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH).
Nếu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế không thực hiện ngay mà đương sự tẩu tán tiền trong tài khoản dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được THA thi phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chấp hành viên là người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp dựa trên nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án và tình hình thực tế của người phải thi hành án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Thi hành án dân sự
THAM KHẢO THÊM: