Các điểm cần lưu ý khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Cty Luật. Phong xin có một số câu hỏi như sau: 1. Đăng ký giấy phép kinh doanh "hộ kinh doanh" thì cần vốn điều lệ không? nếu có thì bao nhiêu là phù hợp? 2. Cần phải đăng ký giấy phép hoạt động "hát với nhau" không? nếu có đăng ký ở cấp nào? 3. Cần phải có giấy chứng nhận "vệ sinh an toàn thực phẩm" không? 4. Nếu làm tất cả thủ tục nêu trên có tốn chi phí nhiều không, gì kinh doanh cafe thu nhập không cao nên Phong rất quan tâm đến chi phí? 5. Mức thuế phải đóng là bao nhiêu 1 năm? hay phải đóng hàng tháng? Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Quý Cty. Trân trọng
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007
Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008
2. Nội dung tư vấn:
Dựa trên thông tin bạn cấp thì để giải quyết vấn đề của bạn cần xem xét các phương diện sau:
Thứ nhất, vốn điều lệ khi đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể.
Căn cứ theo quy định tại khoản 29 Điều 4
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 66 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về việc đăng ký hộ kinh doanh có quy định:
“Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
…”
Căn cứ theo quy định tại khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 66, Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, có thể thấy, khái niệm vốn điều lệ không áp dụng đối với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, tuy nhiên, khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cá nhân, nhóm cá nhân, hay hộ gia đình đều phải có trách nhiệm kê khai số tiền vốn dùng để kinh doanh.
Trong quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 và văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định mức vốn bao nhiêu là phù hợp khi thực hiện đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên trong một số văn bản chuyên ngành vẫn có quy định một số ngành nghề cần yêu cầu vốn pháp định – vốn tối thiểu trong đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp của bạn, theo thông tin bạn dự định kinh doanh cafe – đây là một trong những ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định nên việc bạn sử dụng bao nhiêu vốn khi đăng ký kinh doanh cà phê phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện về tài chính của bạn.
Thứ hai, về việc đăng ký giấy phép hoạt động “hát với nhau”.
Hiện nay bạn đang muốn đăng ký giấy phép hoạt động “hát với nhau”, tuy nhiên, hiện nay trong danh mục các ngành nghề kinh doanh không có hoạt động với tên gọi “hát với nhau”. Tuy nhiên có thể hiểu “hát với nhau” là hoạt động biểu diễn nghệ thuật, có thuộc vào một trong hai trường hợp:
Trường hợp 1: Bạn kinh doanh quán cafe kết hợp hoạt động “hát với nhau”, trong đó hoạt động “hát với nhau” được tổ chức không nhằm mục đích kinh doanh, mà chỉ nhằm mục đích hỗ trợ, phục vụ thị hiếu của những người khách hàng đến uống cà phê. Theo đó, khách hàng đến uống cà phê thì có thể tùy hứng thực hiện việc biểu diễn theo nhu cầu, và không thực hiện việc trả phí cho việc biểu diễn, hát này. Trường hợp này bạn không cần phải đăng ký kinh doanh, tuy nhiên vẫn phải đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự
Trường hợp 2: Bạn kinh doanh quán cafe kết hợp với kinh doanh hoạt động “hát với nhau”. Trường hợp này hoạt động “hát với nhau” được hiểu như việc kinh doanh dịch vụ karaoke mà theo quy định tại điểm a khoản 21 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, đây là các hoạt động ca hát theo đĩa ghi nhạc và hình hoặc bằng các công nghệ ghi nhạc và hình khác, nhưng mang tính chất kinh doanh. Trường hợp này, để có thể kết hợp kinh doanh quán cà phê kết hợp karaoke thì khi đăng ký kinh doanh, bạn phải có ngành nghề kinh doanh dịch vụ karaoke, và phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, đồng thời phải làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP.
Trong đó theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì khi làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đủ điều điều kiện về an ninh trật tự cho Cơ quan Công an có thẩm quyền.
Thứ ba, kinh doanh quán cafe có yêu cầu giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Dựa theo thông tin bạn cung cấp thì bạn kinh doanh quán cafe – một loại hình dịch vụ ăn uống nên căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm năm 2010, Điều 11, Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cửa hàng của bạn phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
“Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
đ) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Bạn sẽ làm hồ sơ gửi đến Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ tư, chi phí khi thực hiện các thủ tục để đăng ký kinh doanh mở quán cafe (cà phê).
Qua phân tích ở trên thì khi mở quán cafe, bạn sẽ phải nộp thuế, lệ phí môn bài được xác định ở trên. Ngoài ra, bạn còn phải các loại phí khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh gồm:
- Lệ phí đăng ký kinh doanh:
Khoản lệ phí này theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 250/2016/TT-BTC được xác định là thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, nên bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để xác định.
- Phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự thì phải thực hiện thủ tục thẩm định điều kiện an ninh trật tự. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Danh mục biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 218/2016/TT-BTC thì mức thu phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh được xác định 300.000 đồng/lần.
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí được ban hành kèm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC thì lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được xác định là 150.000 đồng/1 lần cấp.
Thứ năm, mức thuế phải đóng khi đăng ký kinh doanh quán cafe theo hình thức hộ gia đình.
Khi bạn mở quán cafe dưới hình thức đăng ký kinh doanh hộ gia đình thì bạn sẽ phải đóng các khoản thuế, lệ phí chính, bao gồm:
- Lệ phí môn bài:
Bạn là người thực hiện hoạt động kinh doanh quán cafe dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, do vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, bạn sẽ thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài, trừ trường hợp cửa hàng cà phê của bạn có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Trường hợp này căn cứ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì mức thu lệ phí môn bài áp dụng đối với cửa hàng kinh doanh của bạn được xác định:
“Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài
…2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
3. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.”
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài với cửa hàng cafe của bạn được xác định là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp, cửa hàng của bạn có sự thay đổi về doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài được xác định là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Trường hợp bạn mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Xem xét trong trường hợp của bạn, bạn là hộ kinh doanh cá thể có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh quán cafe, nên căn cứ theo quy định tại Điều 2, Điều 3
Đồng thời, với sản phẩm là cafe được kinh doanh ở Việt Nam, là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên căn cứ theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5
Về việc tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quán cà phê thì căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 5 Thông tư 92/2015/TT-BTC, bạn sẽ thực hiện sẽ nộp thuế theo phương pháp khoán (trường hợp này bạn được xác định là cá nhân nộp thuế khoán). Trường hợp này, nguyên tắc nộp thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán được xác định:
– Khi bạn là cá nhân nộp thuế khoán mà có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu. Cụ thể:
Số thuế GTGT phải nộp | = | Doanh thu tính thuế GTGT | x | Tỷ lệ thuế GTGT |
Số thuế TNCN phải nộp | = | Doanh thu tính thuế TNCN | x | Tỷ lệ thuế TNCN |
Trong đó về tỷ lệ tính thuế: Do bạn kinh doanh ăn uống, kinh doanh quán cafe tức là vừa bán sản phẩm cà phê (bao gồm cà phê pha sẵn, và bán những sản phẩm cà phê, nước giải khát được pha chế trên việc sử dụng các nguyên, vật liệu… nên việc kinh doanh quán cafe thuộc trường hợp sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu. Theo Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ % được ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC thì ngành nghề kinh doanh này sẽ áp dụng tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng là 3%, tỷ lệ tính thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
Đồng thời, về thời hạn nộp thuế của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh quán cafe, theo quy định tại Điều 6 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì:
Chậm nhất vào ngày 20 tháng 01 hàng năm, cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế theo mẫu số 01/TBT-CNKD kèm theo Bảng công khai theo mẫu số 01/CKTT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này tới cá nhân nộp thuế khoán (bao gồm cả cá nhân thuộc diện phải nộp thuế và cá nhân thuộc diện không phải nộp thuế). Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh thì cơ quan thuế gửi Thông báo nộp thuế mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này cho cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng có phát sinh tiền thuế phải nộp.
Căn cứ thông báo nộp thuế, cá nhân nộp thuế khoán nộp tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của quý chậm nhất là ngày cuối cùng của quý. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Như vậy, khi thực hiện việc kinh doanh quán cafe, có thể kết hợp karaoke thì bạn cần thực hiện nhiều trình tự, thủ tục để đưa quán cafe đi vào hoạt động. Những thủ tục, chi phí bạn có thể dựa trên những nội dung đã phân tích và tình hình thực tế để xác định cụ thể.