Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm trọng tâm được đưa vào chương trình ôn thi học sinh vào lớp 10. Nhằm giúp các bạn học sinh tổng hợp, ôn tập và có thêm kiến thức trước khi bước vào kỳ thi thì chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những tổng hợp đề thi và luyện đề tác phẩm này.
Mục lục bài viết
1. Các dạng đề bài và luyện đề về anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:
– Đề bài số 1: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:
[…]Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ rang đã ngẫm nghĩ nhiều: Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy cháu tự nói với nhau thế đấy…
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ hình ảnh của thế hệ trẻ trong tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế cuộc sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
– Hướng dẫn trả lời đề bài số 1:
a. Giới thiệu chung:
– Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện và ký.
– “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, in trong tập “giữa trong xanh” (1972) viết về vẻ đẹp tiêu biểu của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ.
– Đoạn trích nằm trong phần cuối của tác phẩm, là cuộc trò chuyện giữa thanh niên và ông họa sĩ, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.
b. Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn trích:
* Vài nét về nhân vật anh thanh niên:
– Anh sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm giữa cỏ cây, mây mù lạnh lẽo. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Cụ thể là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết. Xung quanh anh chỉ là máy móc và cây rừng.Anh có bốn ca: 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối, 1 giờ sáng. Tính chất công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, đặc biệt là làm việc lúc 1 giờ sáng, có mưa gió, bão tuyết.
– Hoàn cảnh sống đặc biệt: Cái khó khan lớn nhất là nỗi cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao.
* Vẻ đẹp của anh thanh niên trong đoạn trích:
– Say mê, nhiệt huyết với công việc: ‘Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi. Cất nó đi, cháu buoofnc hết mất.”. Đó là lời tâm sự của anh thanh niên khi nói chuyện với ông họa sĩ. Anh thấy công việc của mình có ích. Niềm say mê, tự giác, yêu nghề thể hiện trong cuộc sống thường ngày, qua lời kể say mê của anh với cô kỹ sư và ông họa sĩ.
– Luôn khao khát hòa hợp, giao lưu với mọi người. Anh thanh niên cống hiến hết mình vì “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc. Anh ý thức công việc của mình gắn bó với bao anh em đồng chí dưới xuôi.
– Thái độ chân thành, cởi mở. Anh ham đọc sách, ham học hỏi, ham hiểu biết.
c. Liên hệ đến vẻ đẹp của những thanh niên trong các tác phẩm khác:
– Thế hệ thanh niên trong bài thơ “Tiểu đội xe không kính”: người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lạc quan, yêu đời giữa mưa bom, bão đạn. Lý tưởng sáng ngời nhất là chiến đấu vì độc lập, tự do của quê hương, đất nước.
– Những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê: dũng cảm, anh hung nhưng vẻ đẹp tầm hồn phong phú.
2. Các dạng đề bài và luyện đề về tình huống truyện, nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:
Đề bài tham khảo: Tình huống cơ bản của truyện Lặng lẽ Sa Pa là gì? Nêu tác dụng của việc xây dựng tình huống ấy.
Hướng dẫn trả lời tham khảo:
– Tình huống: Đó gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác trong truyện những tình cảm tốt đẹp. Các nhân vật đều không có tên riêng mà được gọi theo cấp bậc tuổi tác và nghề nghiệp bởi họ không chỉ là cá nhân mà còn là đại diện cho biết bao con người, biết bao thế hệ đang thầm lặng cống hiện ở biết bao nơi trải dọc đất nước Việt Nam.
– Ý nghĩa: Đặt các nhân vật vào tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác (ông họa sĩ, bác lái xe và cô kĩ sư), đặc biệt là ông họa sĩ già. Chính vì thế nhân vật chính không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy nghĩ của những nhân vật ấy. Từ đó giúp chúng ta cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp nội tâm của nhân vật
3. Các dạng đề bài đọc hiểu về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa:
Đề bài số 1: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long viết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. (Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Trong chương trình Ngữ văn 9, một văn bản cũng có hoàn cảnh sáng tác tương tự, tên văn bản đó là gì? Tác giả là ai?
2. Câu văn được trích trên, phân loại theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? Phân tích ý nghĩa của câu văn đó..
3. Tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là như thế nào ? Vai trò của tình huống ấy đối với việc thể hiện nhân vật và chủ đề của truyện.
Hướng dẫn phần đọc hiểu:
Đề bài số 1:
1. – Hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn:
+ Sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả Nguyễn Thành Long
+ Truyện ngắn tiêu biểu viết về đề tài hình ảnh con người lao động trong cuộc sống hòa bình mới, cây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
+ Tác phẩm được in trong tập Giữa trong xanh.
– Trong chương trình ngữ văn lớp 9 có tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận cũng có hoàn cảnh sáng tác tương tự tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
2. – Câu văn được trích trên, phân loại theo mục đích nói thuộc kiểu câu trần thuật.
– Phân tích ý nghĩa của câu văn đó:
+ Tác giả sử dụng lối nói tương phản để diễn đạt ý nghĩa của câu
+ Trong cái lặng lẽ, thanh bình của miền đất Sa Pa, những con người lao động tuy bình dị, thầm lặng nhưng lại có một tâm hồn cao đjep, nhiệt tình cống hiến quên mình cho đất nước.
3. – Tình huống truyện:
+ Cuộc gặp gỡ tình cờ của người họa sĩ già và cô kỹ sư nông nghiệp với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, ở Sa Pa. Các nhân vật đều không có tên riêng mà được gọi theo cấp bậc tuổi tác và nghề nghiệp bởi họ không chỉ là cá nhân mà còn là đại diện cho biết bao con người, biết bao thế hệ đang thầm lặng cống hiện ở biết bao nơi trải dọc đất nước Việt Nam. Một tình huống truyện hay, giản dị, đời thường mà để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.
– Vai trò của tình huống truyện:
+ Là cơ hội thuận lợi để tác giả khắc họa “bức chân dung” của nhân vật chính là anh thanh niên một cách tự nhiên và tập trung qua chính lời lẽ và hành động của anh; qua quan sát và cảm nhận của những nhân vật khác (chủ yếu là người họa sĩ) về anh và những người như anh
+ Tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm là: Ca ngợi những người lao động bình dị âm thầm cống hiến hết mình cho Tổ quốc trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
+ Tình huống đã góp phần khắc họa bức chân dung của anh thanh niên với phẩm chất, suy nghĩ tốt đẹp được hiện lên tự nhiên qua sự quan sát của các nhân vật trong truyện. Đồng thời qua đó làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của truyện: “Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước”.
THAM KHẢO THÊM: