Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của tác giả Hàn Mặc Tử là bức tranh toàn bích về cảnh vật và con người, là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người. Bài viết dưới đây, chúng tôi cung cấp các dạng bộ đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ kèm đáp án giúp các bạn học sinh ôn tập tốt hơn.
Mục lục bài viết
1. Các dạng bộ đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ kèm đáp án:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mạc Tử)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 2: Nêu đại ý của đoạn trích.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây,”
Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử.
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong số ít những bài thơ hay nhất viết về Huế, về Vĩ Dạ. Tác phẩm ban đầu có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích nói về bức tranh thiên nhiên xứ Huế bình yên, thơ mộng cùng niềm đau cô lẻ, chia lìa.
Câu 3: Ý nghĩa câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây,”
– Ý nghĩa biểu đạt: thể hiện sự êm đềm bằng nhịp điệu khoan thai của con người nơi xứ Huế.
– Ý nghĩa biểu cảm: Gợi sự chia li, tan tác gợi tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ.
Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là biện pháp nhân hóa.
Tác dụng của biện pháp nhân hóa: miêu tả sinh động hình ảnh dòng nước chảy lững lờ, nhưng dường như thiên nhiên cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng con người. Hình ảnh đẹp nhưng mang nỗi buồn cô quạnh.
2. Các dạng bộ đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ kèm đáp án hay nhất:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Giải thích ý nghĩa câu hỏi mở đầu bài thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”.
b. Xác định phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật mà nó mang lại
c. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
a. Ý nghĩa câu mở đầu
– Hình thức: câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa.
– Chủ thể trữ tình tự phân thân
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 2 lời của người phương xa (cô gái/ người thôn Vĩ) vừa hỏi, vừa trách cứ, vừa mời mọc đầy duyên dáng nhân vật trữ tình về với thôn Vĩ.
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 1: nhà thơ tự trách mình đồng thời bộc lộ khao khát được trở về với cảnh cũ, người xưa.
Dù hiểu theo cách nào thì lời chào, lời mời cũng là cánh cửa, mở đường cho dòng hồi tưởng của tác giả về với xứ Huế mộng mơ.
b. Điệp từ “Nắng”:
– Như một tiếng ngân khiến không gian tràn đầy ánh sáng. Ánh nắng trong xanh của một ngày mới nơi xứ Huế thơ mộng.
– Nắng hàng cau – nắng mới lên khiến ta cảm giác ánh sáng như lan tỏa đầy dần trong khu vườn thôn Vĩ không gian rộng.
c. Cảm nhận tình cảm của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ
– 4 câu thơ đã đặc tả vẻ đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế sinh động tràn đầy sức sống, cảnh đẹp với màu sắc sinh động.
– Lời thơ tha thiết như chứa đựng cả một bầu trời tình yêu, niềm khao khát.
– Tuy nhiên, buồn mà không mang nỗi tuyệt vọng, đau khổ mà vẫn ước mơ, hồn thơ dạt dào sức sống ấy chỉ hồi tưởng 1 cuộc gặp gỡ trong tâm linh mà niềm vui như thấm vào đường nét của cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm reo vui của cuộc hội ngộ đích thực trong hiện tại.
3. Các dạng bộ đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ kèm đáp án ấn tượng:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 39)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” gợi cho anh/chị những cách hiểu nào? (1.5 đ)
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ. (0.5 đ)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong câu thơ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. (1 đ)
Câu 4. Đặt tiêu đề cho đoạn thơ? (1 đ)
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1: Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”
Đây là lời cô gái xứ Huế gửi tới nhân vật trữ tình vừa là lời mời nhưng cũng mang ý trách móc
Là lời tác giả tự hỏi mình, tự trách mình
Là cái cớ để giới thiệu cảm xúc của nhân vật trữ tình hồi tưởng về thôn Vĩ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ là biểu cảm
Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng là biện pháp so sánh
– “Xanh như ngọc” hình ảnh so sánh giàu sức tạo hình và biểu cảm, gợi cho người đọc liên tưởng về hình ảnh khu vườn xanh non mướt, tràn đầy sức sống năng lượng cho một ngày mới bắt đầu.
Câu 4: Một số tiêu đề cho đoạn thơ trên:
Bình minh nơi thôn Vĩ, Sớm bình minh thôn Vĩ, Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ….
4. Các dạng bộ đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ kèm đáp án ngắn gọn:
Đọc văn bản:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Hàn Mặc Tử, “Đây thôn Vỹ Dạ”, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD, 2006, tr.38-39)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Bảy chữ.
D. Năm chữ.
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ là
A. Hành chính.
B. Sinh hoạt.
C. Khoa học.
D. Nghệ thuật.
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
A. Tự sự.
B. Nghị luận.
C. Biểu cảm.
D. Thuyết minh.
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không phải là sắc thái nào sau đây?
A. Khát khao, vô vọng.
B. Tuyệt vọng.
C. Nhớ thương, vô vọng.
D. Hoài nghi.
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là?
A. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ.
B. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
C. Lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt của nhà thơ.
D. Nỗi lòng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Câu 6. Từ “kịp” trong hai dòng thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó – Có chở trăng về kịp tối nay?” gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả?
A. Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương.
B. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương.
C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
D. Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương.
Câu 7. Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho:
A. Cảnh bình minh thêm đẹp.
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng.
C. Không gian thêm rực rỡ.
D. Không gian như mở rộng đến vô cùng vô tận.
Câu 8. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ“Gió theo lối gió mây đường mây”?
Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.
Câu 10. Ấn tượng của anh /chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể thơ gì?
C. Bảy chữ.
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ là
D. Nghệ thuật.
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là
C. Biểu cảm.
D. Thuyết minh.
Câu 4. Cảm xúc chủ đạo toát ra từ bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ cuối bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử không phải là sắc thái nào sau đây?
A. Khát khao, vô vọng.
Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là?
B. Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Câu 6. Từ “kịp” trong hai dòng thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó – Có chở trăng về kịp tối nay?” gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác giả?
C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
Câu 7. Việc láy lại 2 lần từ “nắng” và sử dụng liên tiếp các bổ ngữ (nắng hàng cau, nắng mới) trên một dòng thơ đã góp phần làm cho:
B. Tăng lên gấp bội cảm giác bừng sáng tươi mới, chan hòa của nắng.
Câu 8.
“Gió theo lối gió mây đường mây” ý chỉ sự xa cách chia lìa. Tác giả muốn mượn hình ảnh thiên nhiên để nói về tâm trang của mình.
Câu 9.
Nhà thơ đã thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó thiết tha với mảnh đất và con người thôn Vĩ qua khổ thơ đầu.
Câu 10.
Em rất ấn tượng cách nhà thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào trong bài này. Các nghệ thuật đặc sắc đan xen nhau đã lột tả được rõ nét bức tranh thôn Vĩ và tình của của nhà thơ giành cho vùng đất và con người nơi đây.
THAM KHẢO THÊM: