Nhà Trần là một triều đại chú trọng đầu tư vào nông nghiệp. Triều đình đã chú trọng thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất để mở rộng diện tích đất canh tác. Nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức mở rộng để ôn tập, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết Các chức quan trông coi nông nghiệp thời Trần là gì? Mời các bạn tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Các chức quan trông coi về nông nghiệp thời Trần là gì?
A. Thái y viện, Quốc sử viện
B. Hà đê sứ, Khuyến nông sứ
C. Đồn điền sứ, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ
D. Khuyến nông sứ, Tôn nhân phủ
Đáp án cần chọn là đáp án C
Việc nhà Trần đặt ra các chức quan trông coi về nông nghiệp cho thấy nhà Trần rất quan tâm đến nông nghiệp, để cải thiện tình hình nông nghiệp nhằm khắc phục được những khó khăn của đất nước và giúp kinh tế nhanh chóng phát triển. Nhà Trần đặt ra các chức quan bao gồm: Hà đê sứ, Đồn điền sứ và Khuyến nông sứ.
+ Hà đê sứ là người trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê điều;
+ Đồn điền sứ có nhiệm vụ tuyển mộ người đi khẩn hoang
+ Khuyến nông sứ thì chăm lo, khuyến khích nông dân đi sản xuất.
2. Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Trần từ một số cách tiếp cận:
2.1. Tác động của thiên nhiên và con người:
Nhà Trần là một giai đoạn lịch sử phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, đặc biệt là nông nghiệp được các vua chú trọng, phát triển và đầu tư.
Theo nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Sinh khí hậu thì trong khoảng thời gian 3 – 4 thế kỷ đầu thiên niên thứ hai sau Công nguyên, tương ứng với thời Lý – Trần trong lịch sử Việt Nam, vùng Đông Nam Á trở nên ấm bất thường.Điều này khiến cho mùa mưa kéo dài, nước sông thường xuyên dâng cao và nhiều chỉ lưu mới của sông cũng hình thành làm thay đổi đồng bằng sông Hồng. Lũ lụt gây ra những thiệt hại nhất thời nhưng lại đẩy nhanh quá trình bồi tụ sông Hồng. Một giải pháp mang tính lịch sử của người Việt đối với môi trường dày đặc sông ngòi là đắp đê. Đê điều giúp tránh lụt và mở rộng diện tích canh tác lúa trên các bãi tràn vào mùa mưa. Bồi trúc đê điều trở thành công việc hệ trọng của quốc gia. Đê càng ngày càng cao và to hơn. Các chức quan chuyên trách công việc đê điều cũng dần hình thành và giữ vai trò hết sức quan trọng. Tiếp tục công việc trị thủy của thời Lý, nhà Trần đặc biệt coi trọng công việc bồi trúc hệ thống đê điều và đắp thêm nhiều đoạn đê mới. Triều đình đã lệnh các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là đê quai vạc, từ đầu nguồn đến bãi biển, để ngăn nước lũ tràn ngập. Đặt Hà đê chánh phó sứ để quản đốc, trực tiếp quản lý, đôn đốc công việc đắp đê và trông coi, bảo vệ đê điều. Ở các lộ có đê, mỗi phủ được cắt đặt hai vị chánh và phó sứ. Chức quan này được tiếp tục duy trì ở các địa phương của các triều đại sau.
2.2. Chính sách ruộng đất và kinh tế nông nghiệp:
Dưới thời quân chủ ở nhiều nước phương Đông, chính quyền trung ương có một loại quyền lực đặc biệt chi phối toàn bộ đất đai trong cả nước như một chủ sở hữu thực sự. Dưới thời Trần, thuế từ loại ruộng đất thuộc sở hữu công làng xã là một bộ phận chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ diện tích đất canh tác của cả nước và là nguồn thu chính của cả nước. Mức thuế được quy định khá rõ ràng theo chất lượng ruộng đất (thượng trung và hạ đẳng đất) và đơn vị tính bằng mẫu. Mặc dù nhà Trần chưa quản lý chặt chẽ toàn bộ ruộng đất công trong cả nước như triều Lê, nhưng với tư cách là chính quyền Trung ương, chính quyền vẫn có tư cách chi phối làng xã. Sự chi phối thể hiện ở chỗ cho phép các quan lại ở làng xã được hưởng một phần thuế thông qua chính sách bổng lộc.
Do có tầm quan trọng như vậy nên tô thuế từ Quốc khố điền cũng được quy định chi tiết, rõ ràng và khá chặt chẽ. Theo đó, thuế được chia làm ba mức:
+ Loại tốt nhất (Thượng đẳng): mỗi mẫu thu 60 thạch, 80 thăng.
+ Loại trung bình (Trung đẳng): mỗi mẫu thu 4 thạch.
+ Loại xấu (Hạ đẳng): mỗi 4 mẫu thu 1 thạch.
Lưu ý, 1 thạch có trọng lượng xấp xỉ 40 kg.
Triều Trần coi bộ phận ruộng đất là một phần quan trọng của Quốc khố nhưng tôn trọng quyền tự trị làng xã. Cùng với quá trình khẳng định vị thế trong chính trị và kinh tế thì triều Trần cũng tiến gần đến quyền chi phối toàn bộ ruộng đất, đặc biệt là ruộng đất công làng xã với tư cách là chủ sở hữu tối cao mà Hồ Qúy Ly là người đầu tiên thể hiện vị thế đó và triều Lê Sơ sau này đã tiếp nhận và khẳng định quyền lực đó. Dưới triều Trần chế độ ruộng đất tư hữu được khuyến khích phát triển. Để khuyến khích phát triển sở hữu ruộng đất tư nhân với quy mô lớn, nhà Trần đã huy động được nguồn lực của các vương hầu, quý tộc vào công việc khai thác các bãi bồi ven sông, ven biển lập ra các trang viên. Về góc độ chính trị, chính sách cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần được quyền lập điền trang tư nhân là một giải pháp cố kết hoàng tộc và tạo ra sự trung thành của đội ngũ vương hầu quý tộc với triều đình. Có thể nói, trong một giai đoạn dài đây là chính sách đặc sắc của triều Trần. Tuy nhiên, cùng với thời gian, sự tha hóa của đội ngũ quý tộc đã làm cho chế độ nông nô, bô tỳ bộc lộ những mặt tiêu cực, khiến cho cuối thời Trần khuynh hướng chống đối triều đình ngày càng tăng.
Sự phát triển của kinh tế tiểu nông và chế độ tư hữu ruộng đất quy mô tương đối lớn đã thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Hệ thống chợ búa hoạt động nhộn nhịp tạo nên bức tranh kinh tế sôi động ở vùng nông thôn. Chợ cứ hai ngày họp một lần, hàng trăm thứ được bày la liệt. Bên cạnh đó, nhà Trần thường xuyên thực thi các biện pháp hỗ trợ người dân những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Hầu hết những lần gặp hạn hán, lũ lụt thì triều đình đều miễn thuế hoặc giảm tô thuế cho dân. Những lần xóa tô thuế của triều đình nhà Trần với quy mô lớn có thể kể đến các năm như 1290, 1307, 1343, 1362,…Đây là những chính sách tích cực giúp kinh tế nhà Trần vững vàng, phát triển một thời kỳ khá dài.
3. Một số câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Trong xã hội nhà Trần, tầng lớp thấp kém nhất là:
A. Nông dân
B. Thợ thủ công
C. Nô tì, nông nô
D. Thương nhân
-> Đáp án cần chọn là đáp án C
Giải thích: Thời nhà Trần, tầng lớp nông nô, nô tì được xem là thấp kém nhất xã hội. Họ bị lệ thuộc vào chủ và bị quý tộc bóc nột nặng nề hơn nông dân tá điền
Câu 2: Người có vai trò lớn dẫn đến sự thành lập của vương triều Trần là:
A. Trần Thủ Độ
B. Trần Nhân Tông
C. Trần Hưng Đạo
D. Trần Thái Tông
-> Đáp án cần chọn đáp án là A.
Giải thích: Theo sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Sự chuyển gioa quyền lực êm thấm giữa hai triều đại bằng hôn nhân đã chính thức kết thúc 216 năm tồn tại của nhà Lý. Thời đại nhà Trần bắt đầu.
Câu 3: Nhà Trần đã cho ban hành bộ luật nào?
A. Hoàng Việt luật lệ
B. Quốc triều hình luật
C. Hoàng triều luật lệ
D. Luật Hồng Đức
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Giải thích: Năm 1341, nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật, các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.
Câu 4: Dưới thời Trần, tầng lớp nào được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, làm chủ các điền trang, thái ấp rộng lớn?
A. Nông dân
B. Thương nhân
C. Thợ thủ công
D. Qúy tộc, quan lại.
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Giải thích: Dưới thời nhà Trần, tầng lớp quý tộc được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, làm chủ các đồn điền, điền trang lớn.
Câu 5: Tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội thời Trần là?
A. quý tộc, quan lại
B. nông dân
C. thợ thủ công, thương nhân
D. nô tì
-> Đáp án cần chọn là đáp án B
Giải thích: Dưới thời Trần, nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, họ cày ruộng công làng xã và lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?
A. Đẩy mạnh công tác khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác
B. Cho đắp đê Đỉnh nhĩ
C. Đặt chức Hà đê sứ để trông coi, đốc thúc việc đắp đê
D. Ban hành phép quân điền
-> Đáp án cần chọn là đáp án D
Giải thích: Chính sách phát triển nông nghiệp dưới nhà Trần bao gồm:
+ Nhà Trần đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng canh tácc
+ Cho đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển
+ Đặt chức Hà đê sứ để quản lý đê điều
-> Loại đáp án D
THAM KHẢO THÊM: