Công tác thực tiễn theo giỏi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho thấy, phát sinh nhiều vướng mắc và khó khăn trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật, trong đó có khó khăn trong việc xác định căn cứ định giá tang vật vi phạm hành chính. Dưới đây là một số căn cứ xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Các căn cứ xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính:
Theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp cần phải xác định giá trị tang vật và phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật để có thể làm căn cứ xác định khung tiền phạt, làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt và người có thẩm quyền giải quyết vụ việc vi phạm hành chính đó, sẽ cần phải áp dụng các căn cứ để có thể xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính một cách chính xác nhất. Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về việc xác định giá trị của tang vật và phương tiện vi phạm hành chính để có thể làm căn cứ xác định khung tiền phạt tao thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật. Theo đó, tùy thuộc vào từng loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị sẽ dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên cơ bản như sau:
– Căn cứ vào giá niêm yết, căn cứ vào giá được ghi trên hợp đồng ký kết dựa trên sự thỏa thuận của các bên, căn cứ vào hóa đơn mua bán là các loại tờ khai nhập khẩu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Giá theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tài chính ở địa phương, trong trường hợp không có thông báo giá của cơ quan tài chính địa phương thì sẽ căn cứ theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm hành chính đó;
– Giá thành của các tang vật nếu đó được xác định là hàng hóa chưa xuất bán;
– Đối với các con vật được xác định là hàng giả thì giá của tang vật đó sẽ được căn cứ theo giá thị trường của các loại hàng hóa thật cùng chủng loại hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật và cùng công dụng tại thời điểm nơi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính.
Như vậy thì có thể nói, cần phải căn cứ theo thứ tự ưu tiên nêu trên trong quá trình xác định giá trị của các tang vật vi phạm hành chính để phục vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ việc vi phạm pháp luật.
2. Nguyên tắc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số
– Hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính sẽ phải làm việc theo nguyên tắc tập thể và phải tôn trọng ý kiến của các thành viên trong hội đồng định giá phù hợp với quy định của pháp luật. Tất cả các ý kiến của thành viên trong hội đồng định giá đều phải được thảo luận và đều được tôn trọng. Các phiên họp của hội đồng sẽ do Chủ tịch hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính triệu tập dựa trên văn bản và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính tham dự thì phiên họp đó mới được diễn ra. Chủ tịch hội đồng định giá đang bật vi phạm hành chính tiến hành hoạt động điều hành phiên họp định giá, trong trường hợp chủ tịch hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính vắng mặt thì sẽ cần phải ủy quyền cho một thành viên khác trong hội đồng định giá để điều hành phiên họp;
– Mỗi thành viên của hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính đều có quyền phát biểu ý kiến của mình trong quá trình tổ chức phiên họp về giá trị của tang vật vi phạm hành chính. Các quyết định về giá trị tang vật vi phạm hành chính của các thành viên trong hội đồng định giá phải được quá nửa (quá 1/2) số thành viên của hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính tán thành và đồng ý. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của chủ tịch hội đồng định giá hoặc người được chủ tịch huy quên để tiến hành hoạt động điều hành phiên họp định giá tang vật vi phạm hành chính;
– Hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính sẽ lập biên bản về việc xác định giá trị của tang vật vi phạm hành chính đó. Biên bản định giá tài sản phải phản ánh đầy đủ và phản ánh trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo mẫu do pháp luật quy định.
Như vậy thì có thể nói, trong quá trình định giá tang vật vi phạm hành chính thì hội đồng định giá tang vật cần phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động theo những phân tích nêu trên.
3. Hướng xử lý trong trường hợp không thể xác định được giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
Pháp luật hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về hướng xử lý trong trường hợp không thể xác định được giá trị của tang vật và phương tiện vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định:
– Trong trường hợp không thể áp dụng được các căn cứ theo như phân tích nêu trên để phục vụ trong quá trình xác định giá trị của các tang vật vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật để làm căn cứ xác định khung tiền phạt và xác định thẩm quyền xử phạt trên thực tế, thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc đó có thể ra các quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và thành lập hội đồng định giá để tiến hành hoạt động thẩm định giá;
– Hội đồng định giá sẽ bao gồm, người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính sẽ được xác định là chủ tịch hội đồng định giá, những chủ thể được xác định là đại diện cơ quan tài chính cung cấp và đại diện của các cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên của hội đồng định giá. Thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính để xác định giá trị trong trường hợp thành lập hội đồng định giá theo như phân tích nêu trên sẽ không quá 48h được tính kể từ ngày ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính đó, trong trường hợp thật sự cần thiết thì thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính có thể kéo dài thêm tuy nhiên tối đa không được quá 48h tiếp theo;
– Mọi chi phí có liên quan đến hoạt động tạm giữ tang vật và định giá tang vật, thiệt hại do việc tạm giữ tang vật vi phạm hành chính gây ra do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và do người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính chi trả. Thủ tục và biên bản tạm giữ tang vật vi phạm hành chính sẽ cần phải được thực hiện theo quy định của Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022.
Như vậy thì có thể nói, nếu như trong trường hợp không thể xác định được giá trị của các tang vật và phương tiện vi phạm hành chính dựa trên các căn cứ yêu tiên nêu trên thì có thể ra quyết định thu giữ tang vật và phương tiện vi phạm hành chính đó. Sau đó thành lập hội đồng định giá tang vật vi phạm hành chính để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Thông tư số 173/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.