Định giá sở hữu công nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng trong sở hữu trí tuệ. Các căn cứ định giá một số đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm những căn cứ sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Căn cứ vào các thông tin cần thu thập khi tiến hành thẩm định giá một số đối tượng sở hữu công nghiệp:
- 2 2. Căn cứ vào mục đích thẩm định giá:
- 3 3. Căn cứ tuổi đời kinh tế còn lại:
- 4 4. Căn cứ vào cách tiếp cận trong thẩm định giá:
- 5 5. Căn cứ vào cách tiếp cận từ thị trường:
- 6 6. Căn cứ cách tiếp cận từ chi phí:
- 7 7. Căn cứ Cách tiếp cận từ thu nhập:
1. Căn cứ vào các thông tin cần thu thập khi tiến hành thẩm định giá một số đối tượng sở hữu công nghiệp:
Khi tiến hành thẩm định giá một số đối tượng sở hữu công nghiệp, cần thu thập các thông tin sau:
– Mục đích thẩm định giá;
– Đặc điểm của một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá;
– Tình trạng pháp lý của việc sở hữu một số đối tượng sở hữu công nghiệp (bao gồm cả việc sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp hay không hợp pháp);
– Thời điểm thẩm định giá;
– Triển vọng của ngành cụ thể liên quan và ảnh hưởng đến giá trị một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá;
– Triển vọng của nền kinh tế có tác động đến giá trị của một số đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm các yếu tố của môi trường kinh tế (như lạm phát, tỷ giá hối đoái,..) và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước;
– Các thông tin liên quan khác về một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá.
2. Căn cứ vào mục đích thẩm định giá:
– Căn cứ vào mục đích thẩm định giá, cần xác định rõ loại giá trị cần ước tính của một số đối tượng sở hữu công nghiệp là giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường.
– Trường hợp ước tính giá trị phi thị trường của một số đối tượng sở hữu công nghiệp là giá trị đối với người sở hữu một số đối tượng sở hữu công nghiệp đó, cần tính đến các yếu tố đặc trưng liên quan chỉ tác động đến người chủ sở hữu một số đối tượng sở hữu công nghiệp, ví dụ như các ưu đãi về thuế, giá trị tăng thêm do sử dụng kết hợp một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá với các tài sản khác cùng thuộc sở hữu của một chủ sở hữu,…
3. Căn cứ tuổi đời kinh tế còn lại:
– Tuổi đời kinh tế còn lại của một số đối tượng sở hữu công nghiệp được sử dụng trong tất cả các cách tiếp cận thẩm định giá một số đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Tuổi đời kinh tế còn lại của một số đối tượng sở hữu công nghiệp chịu tác động của yếu tố pháp luật, kinh tế, công nghệ như:
+ Quy mô và triển vọng của thị trường;
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ;
+ Mức độ độc đáo, khác biệt của một số đối tượng sở hữu công nghiệp;
+ Sự cạnh tranh của các một số đối tượng sở hữu công nghiệp tương tự…
– Khi ước tính tuổi đời kinh tế còn lại cần xem xét các yếu tố sau:
+ Thời gian bảo hộ của pháp luật đối với một số đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu trí tuệ;
+ Quy định tại các hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật gắn liền với một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định;
+ Quyết định của tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định;
+ Các yếu tố kinh tế như quy mô và triển vọng của thị trường sản phẩm, dịch vụ gắn với một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định;
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự ra đời của những sáng chế tương tự hoặc hiệu quả hơn, dẫn tới sự lỗi thời chức năng, lỗi thời kinh tế của một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định; các yếu tố khoa học kỹ thuật có liên quan khác;
+ Các kết quả thống kê, phân tích (nếu có) về tuổi thọ hiệu quả của các nhóm một số đối tượng sở hữu công nghiệp;
+ Các yếu tố khác có liên quan đến việc ước tính tuổi đời kinh tế còn lại của tài sản thẩm định giá.
4. Căn cứ vào cách tiếp cận trong thẩm định giá:
Căn cứ vào loại một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, những thông tin và số liệu về tài sản cần thẩm định giá có thể thu thập được, cần lựa chọn cách tiếp cận thẩm định giá phù hợp.
5. Căn cứ vào cách tiếp cận từ thị trường:
5.1. Nội dung của cách tiếp cận từ thị trường:
Lựa chọn và phân tích chi tiết đặc điểm, tính tương đồng của một số đối tượng sở hữu công nghiệp so sánh với một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá, cụ thể:
– Các quyền liên quan đến sở hữu một số đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Các điều khoản về tài chính liên quan đến việc mua bán, hoặc chuyển giao quyền sử dụng;
– Lĩnh vực ngành nghề mà một số đối tượng sở hữu công nghiệp đang được sử dụng;
– Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng một số đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế còn lại của một số đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Các đặc điểm khác của một số đối tượng sở hữu công nghiệp.
5.2. Thông tin tham khảo khi áp dụng cách tiếp cận từ thị trường:
– Giá giao dịch thành công, giá chào bán, giá chào mua… của một số đối tượng sở hữu công nghiệp tương tự với một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá.
– Địa điểm và điều kiện thị trường tại thời điểm xảy ra giao dịch, động cơ của người mua và người bán, những điều khoản thanh toán cũng như các yếu tố khác liên quan tới giao dịch.
– Các mức điều chỉnh cần thiết đối với những mức giá và hệ số điều chỉnh để phản ánh sự khác biệt giữa một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá và các một số đối tượng sở hữu công nghiệp tương tự để so sánh.
5.3. Trường hợp áp dụng cách tiếp cận từ thị trường:
– Khi có thông tin về một số đối tượng sở hữu công nghiệp tương tự được giao dịch hoặc được chuyển giao quyền sử dụng hoặc có thị trường giao dịch;
– Khi cần đối chiếu kết quả với các phương pháp thẩm định giá khác.
6. Căn cứ cách tiếp cận từ chi phí:
6.1. Nội dung của cách tiếp cận từ chi phí:
Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị một số đối tượng sở hữu công nghiệp căn cứ vào chi phí tái tạo ra một số đối tượng sở hữu công nghiệp giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một một số đối tượng sở hữu công nghiệp tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.
Giá trị ước tính của một số đối tượng sở hữu công nghiệp = Chi phí tái tạo (Chi phí thay thế) – Hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
6.2. Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí:
Chi phí thay thế hoặc chi phí tái tạo trong phương pháp chi phí bao gồm các chi phí sau:
– Chi phí về nhân công;
– Chi phí nguyên vật liệu;
– Chi phí cho các tài sản hữu hình phụ trợ cần thiết để phát huy được giá trị của một số đối tượng sở hữu công nghiệp, chi phí duy trì;
– Chi phí đăng ký xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ, chi phí nghiên cứu phát triển và các chi phí hợp lý khác.
6.3. Giá trị giảm do hao mòn của một số đối tượng sở hữu công nghiệp:
– Hao mòn của một số đối tượng sở hữu công nghiệp:
Hao mòn của một số đối tượng sở hữu công nghiệp chủ yếu bao gồm phần giá trị giảm đi do những lỗi thời về chức năng, về công nghệ, về kinh tế. Đối với hao mòn về mặt vật lý không áp dụng đối với hầu hết các một số đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của một số đối tượng sở hữu công nghiệp: Khi ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của một số đối tượng sở hữu công nghiệp, cần xem xét một số yếu tố sau:
+ Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai;
+ Chênh lệch chi phí vận hành;
+ Lỗi thời về mặt kinh tế của một số đối tượng sở hữu công nghiệp là mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế (thu nhập) từ việc sử dụng một số đối tượng sở hữu công nghiệp tại thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa một số đối tượng sở hữu công nghiệp vào sử dụng.
+ Tuổi đời kinh tế còn lại của một số đối tượng sở hữu công nghiệp.
6.4. Phương pháp chi phí tái tạo:
Giá trị của một số đối tượng sở hữu công nghiệp = Chi phí tái tạo – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
Áp dụng khi:
– Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra một số đối tượng sở hữu công nghiệp, đặc biệt là khi phù hợp với mục đích xác định giá trị phi thị trường của một số đối tượng sở hữu công nghiệp cần thẩm định giá.
– Khi tính giá trị một số đối tượng sở hữu công nghiệp đối với người chủ sở hữu sử dụng.
– Khi xác định phần thiệt hại về các lợi ích từ một số đối tượng sở hữu công nghiệp do các hành vi sử dụng trái phép, phá vỡ hợp đồng,…
6.5. Phương pháp chi phí thay thế:
Giá trị của một số đối tượng sở hữu công nghiệp = Chi phí thay thế – Giá trị hao mòn lũy kế + Lợi nhuận của nhà sản xuất
Áp dụng khi:
– Khi có thông tin, số liệu chi tiết về chi phí tạo ra một số đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Khi một số đối tượng sở hữu công nghiệp tiếp tục được sử dụng bởi người chủ sở hữu (Dựa trên giả định nếu như người chủ sở hữu không còn một số đối tượng sở hữu công nghiệp này và họ sẽ phải tạo ra một số đối tượng sở hữu công nghiệp tương tự để thay thế và sử dụng).
– Khi không xác định được dòng thu nhập hoặc các lợi ích kinh tế khác từ việc sử dụng một số đối tượng sở hữu công nghiệp. Ví dụ: phần mềm tự chế, nội dung trang thông tin điện tử, lực lượng lao động.
– Khi xác định giá trị bảo hiểm cho một số đối tượng sở hữu công nghiệp.
– Có thể dùng làm một phương pháp bổ sung cho các phương pháp thẩm định giá khác.
7. Căn cứ Cách tiếp cận từ thu nhập:
– Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của một số đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua giá trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và những chi phí tiết kiệm do một số đối tượng sở hữu công nghiệp mang lại.
– Cách tiếp cận từ thu nhập gồm ba phương pháp chính là:
+ Phương pháp tiền sử dụng một số đối tượng sở hữu công nghiệp;
+ Phương pháp lợi nhuận vượt trội;
+ Phương pháp thu nhập tăng thêm;
+ Ở căn cứ này, sẽ căn cứ theo:
++ Các dòng thu nhập;
++ Tỷ suất chiết khấu;
++ Phương pháp Tiền sử dụng một số đối tượng sở hữu công nghiệp;
++ Phương pháp lợi nhuận vượt trội;
++ Phương pháp thu nhập tăng thêm.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 06/2014/TT-BTC về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13.