Các tổ chức và cá nhân thông thường sẽ hợp tác làm ăn để tìm kiếm lợi nhuận, góp vốn đầu tư để điều hành và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên khi công ty làm ăn thua lỗ, nhiều người thường tìm cách rút vốn ra khỏi công ty để bảo vệ quyền lợi của mình. Dưới đây là cách rút vốn ra khỏi công ty khi công ty làm ăn thua lỗ có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Cách rút vốn ra khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Theo Văn bản hợp nhất
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xem là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cũng có thể do một cá nhân làm chủ sở hữu, góp 100% vốn điều lệ. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ có quyền rút vốn thông qua một trong những hình thức như sau:
-
Chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức hoặc cá nhân khác. Trong trường hợp này, vốn điều lệ của công ty sẽ không bị giảm xuống. Tùy thuộc vào việc vốn điều lệ được chuyển nhượng toàn bộ hay được chuyển nhượng một phần mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ phải tổ chức thay đổi loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp;
-
Công ty hoàn trả một phần vốn cho chủ sở hữu với điều kiện là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã hoạt động kinh doanh liên tục trong khoảng thời gian từ 02 năm trở lên được tính bắt đầu kể từ ngày công ty đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ khác nhau sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu. Đồng thời, vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng sẽ bị giảm xuống một phần tương ứng với phần vốn góp mà công ty đã hoàn trả.
2. Các cách rút vốn ra khỏi công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty có số lượng từ 02 thành viên đến 50 thành viên, đó có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Thành viên góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có thể rút vốn theo những hình thức như sau:
(1) Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình. Theo đó, yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp chỉ phát sinh khi các thành viên đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết Hội đồng thành viên trong các vấn đề:
+ Sửa đổi nội dung trong điều lệ, bổ sung nội dung trong Điều lệ của công ty (nội dung liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên);
+ Tổ chức lại công ty;
+ Trong trường hợp khác do điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên quy định.
Đồng thời, trong trường hợp này thì vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên sẽ bị giảm xuống.
(2) Chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, quá trình chuyển nhượng phần vốn góp trong loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên bắt được và chào bán trước cho các thành viên còn lại trong công ty, nếu các thành viên trong công ty không mua hoặc không mua hết trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày chào bán thì các thành viên đó mới có quyền chuyển nhượng cho người khác. Trong trường hợp này thì vốn điều lệ của công ty sẽ giữ nguyên và không thay đổi.
(3) Có một số trường hợp khác, các tổ chức và cá nhân cũng được xem là rút vốn và không còn là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp: Các thành viên sử dụng phần vốn góp của mình để trả nợ, theo đó người nhận thanh toán nợ bằng phần vốn góp đó sẽ trở thành thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên nếu được Hội đồng thành viên đồng ý; hoặc trường hợp tặng cho toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác; hoặc trường hợp được nhận thừa kế phần vốn góp tuy nhiên không trở thành thành viên trong công ty; và phần vốn được hưởng được công ty mua lại hoặc được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
3. Các cách rút vốn ra khỏi công ty cổ phần:
Các tổ chức và cá nhân có sở hữu vốn trong công ty cổ phần được gọi là các cổ đông. Công ty cổ phần chỉ có thể rút vốn ra khỏi công ty theo các hình thức như sau:
-
Thành viên được công ty mua lại cổ phần. Theo quy định của pháp luật, cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông theo điều lệ của công ty cổ phần sẽ có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần. Công ty cũng có quyền quyết định việc mua lại cổ phần của các cổ đông tuy nhiên không vượt quá 30% tổng số cổ phần phổ thông;
-
Được người khác mua lại cổ phần. Theo đó, các cổ đông thực hiện quyền chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định của pháp luật;
-
Tất cả các cổ đông được công ty cổ phần hoàn trả một phần vốn theo tỷ lệ sở hữu cổ phần dựa trên quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
-
Tặng cho một phần hoặc tặng cho toàn bộ cổ phần của mình cho các tổ chức/cá nhân khác, hoặc cũng có thể sử dụng cổ phần của mình trong công ty cổ phần để trả nợ. Các tổ chức và cá nhân được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng của bạn đương nhiên sẽ trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Trong trường hợp cổ đông rút vốn ra khỏi công ty cổ phần đã góp trái với quy định của pháp luật thì các cổ đông đó và người có quyền lợi liên quan trong công ty còn phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của công ty cổ phần trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại đó xảy ra trên thực tế.
4. Các cách rút vốn ra khỏi công ty hợp doanh:
Công ty hợp danh là loại hình công ty bắt buộc phải có ít nhất hai cá nhân làm thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn hoặc không có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà mình đã cam kết. Thành viên hợp danh có thể rút vốn ra khỏi công ty hợp danh nếu được Hội đồng thành viên trong công ty đồng ý.
Trong trường hợp này thì thành viên hợp danh cần phải thông báo bằng văn bản và yêu cầu rút vốn của mình trọng nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn, đồng thời thành viên chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua. Trong khoảng thời gian 02 năm được tính bắt đầu kể từ ngày rút vốn, các thành viên đó vẫn cần phải có trách nhiệm liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty hợp danh đã phát sinh trước ngày các thành viên thực hiện thủ tục rút vốn.
Ngoài ra, các thành viên hợp danh trong công ty còn có thể rút vốn dưới hình thức chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác trong trường hợp nhận được sự đồng ý của các thành viên còn lại trong công ty. Việc rút vốn của các thành viên góp vốn sẽ được thực hiện theo hình thức chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác, tức là các thành viên góp vốn sẽ được quyền tự do chuyển nhượng phần vốn của mình cho người khác.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Luật Dương Gia về cách rút vốn ra khỏi 04 loại hình công ty khi công ty đó làm ăn thua lỗ.
THAM KHẢO THÊM: