Quy trình và thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với hoạt động mua sắm hàng hóa trực tiếp bao gồm: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn, đánh giá hồ sơ, thẩm định và công khai kết quả, ký kết và hoàn thiện hợp đồng. Dưới đây là các bước lựa chọn nhà thầu cụ thể đối với mua sắm trực tiếp có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Các bước lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, các bước lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện từ sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu. Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc lập hồ sơ yêu cầu cần phải căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP thành phần hồ sơ yêu cầu phải bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Thông tin tóm tắt về dự án, thông tin về gói thầu, yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực tài chính và năng lực kinh nghiệm, yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, yêu cầu về đơn giá của các loại hàng hóa. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp hàng hóa thuộc gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp là một trong nhiều loại hàng hóa thuộc gói thầu tương tự đã ký kết hợp đồng trước đó thì quy mô của hàng hóa áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp bắt buộc phải nhỏ hơn 130% quy mô của hàng hóa cùng loại thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó. Đồng thời, thành phần hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định căn cứ theo quy định tại Điều 129 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt thành phần hồ sơ yêu cầu phải được lập thành văn bản, quá trình phát triển cần phải căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ yêu cầu sẽ được phát hành cho các nhà thầu đã được lựa chọn trước đó, trong trường hợp nhà thầu này không đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực để tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì cần phải phát hành thành phần hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu khác nếu các nhà thầu này đáp ứng được đầy đủ điều kiện của pháp luật. Nhà thầu cần phải chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu. Đánh giá hồ sơ đề xuất sẽ bao gồm các hoạt động cơ bản như sau: Kiểm tra các nội dung về kĩ thuật, kiểm tra đơn giá, cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu, đánh giá tiến độ thực hiện, đưa ra các biện pháp cung cấp hàng hóa, đưa ra giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu, các nội dung khác (nếu có). Đồng thời, trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo theo sự thỏa thuận của các bên, làm rõ các nội dung thông tin cần thiết trong hồ sơ đề xuất hướng tới mục tiêu chứng minh sự đáp ứng của các nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và các biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu trên thực tế. Ngoài ra, bên mời thầu phải đảm bảo đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được phép vượt quá đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký kết hợp đồng trước đó, và phù hợp với giá cả thị trường tính tại thời điểm thương thảo hợp đồng.
Bước 4: Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Quy trình thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau: Kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ phải được thẩm định căn cứ theo quy định tại Điều 106 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP, quá trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu cần phải được lập thành văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt cùng với báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho tất cả các bên nhà thầu tham gia.
Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Theo đó, hợp đồng ký kết giữa các bên bắt buộc phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp, biên bản thương thảo hợp đồng được ký kết giữa các bên, thành phần hồ sơ yêu cầu và thành phần hồ sơ để xuất, các tài liệu và giấy tờ khác có liên quan.
2. Điều kiện áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của
– Nhà thầu đã trúng thầu thông qua hoạt động đấu thầu rộng rãi hoặc thông qua hoạt động đấu thầu hạn chế, đồng thời đã ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
– Chủ đầu tư sẽ chỉ được áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc sẽ cần phải nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký kết hợp đồng trước đó, đồng thời không được bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có);
– Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp sẽ không được phép vượt quá đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã thực hiện thủ tục ký kết hợp đồng trước đó, đồng thời cần phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng;
– Thời gian từ khi ký kết hợp đồng của gói thầu trước đó tính đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không được kéo dài quá 12 tháng.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có đầy đủ khả năng để tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì sẽ được quyền áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp đối với các nhà thầu khác nếu các nhà thầu đó đáp ứng được đầy đủ điều kiện về năng lực chuyên môn, điều kiện về năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật, trang thiết bị máy móc, và giá theo hồ sơ mời thầu/kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
3. Phương thức lựa chọn gói thầu mua sắm trực tiếp là gì?
Phương thức lựa chọn gói thầu mua sắm trực tiếp là phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của
– Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
+ Hoạt động đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phí tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp;
+ Chào hàng cạnh tranh đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ phí tư vấn, cung cấp dịch vụ mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp vừa cung cấp hàng hóa vừa xây lắp;
+ Chỉ định thầu đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phí tư vấn, dịch vụ mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp;
+ Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
– Việc mở thầu bắt buộc phải tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu và hồ sơ đề xuất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
– Công văn 952/BHXH-GĐĐT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc công khai kết quả thuốc trúng thầu được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP;
– Luật Đấu thầu năm 2023.
THAM KHẢO THÊM: