Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Giáo dục

Các bộ đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi có kèm đáp án

  • 02/06/202502/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    02/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Cùng tham khảo một số đề đọc hiểu bài Những ngôi sao xa xôi và xem gợi ý đáp án của từng đề nhé.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi hay nhất:
      • 2 2. Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi có gợi ý đáp án:
      • 3 3. Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi dễ của Lê Minh Khuê:
      • 4 4. Đề đọc hiểu bài Những ngôi sao xa xôi có đáp án:
      • 5 5. Đọc hiểu đoạn văn Những ngôi sao xa xôi và trả lời câu hỏi:

      1. Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi hay nhất:

      Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

      “Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất.”

      Câu 1: Nhân vật “tôi” được nhắc đến trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Việc tác giả lựa chọn nhân vật này làm người kể chuyện trong truyện ngắn trên có những tác động và ảnh hưởng gì?

      Câu 2: Xác định phép liên kết câu và chỉ ra phép liên kết trong câu “Lại một đợt bom…cao xạ đang bắn”. 

      Câu 3: Cấu trúc câu của đoạn văn có gì đặc biệt? Tác dụng của cách đặt câu đó đối với việc miêu tả nội dung của đoạn văn như thế nào?

      Câu 4: Sự xuất hiện của “các anh cao xạ” đã tác động như thế nào đến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên?

      Đáp án câu hỏi đọc hiểu văn bản “Những ngôi sao sao xa xôi” đề 1:

      Câu 1:

      ‐ Nhân vật “tôi” được nhắc đến trong đoạn trích trên là Phương Định. 

      – Việc chọn nhân vật này làm người kể chuyện trong truyện ngắn trên có những tác dụng sau:

      • Giúp tác giả đi sâu miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật.

      • Tạo ra góc nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực chiến tranh về một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

      • Làm cho câu chuyện trở nên chủ quan, gần gũi, đáng tin cậy, v.v.  

      Câu 2: Phép liên kết được sử dụng trong câu “Lại một đợt bom…Cao xạ đang bắn” là: 

      ‐ Phép lặp từ “cao xạ”

      ‐ Phép nối từ “và”

      Câu 3: Đoạn văn có cách đặt câu độc đáo như sau:

      ‐ Câu đặc biệt: Lại một trận bom

      ‐ Câu ngắn đơn giản. 

      – Những câu ngắn được tách ra từ một câu: Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi.

      → Cách đặt câu này thể hiện tốc độ, sự căng thẳng của trận chiến và tâm trạng của nhân vật. 

      Câu 4: Trong đoạn trích trên, sự xuất hiện của các “anh cao xạ” đã tác động đến tâm trạng của nhân vật “tôi” như sau:

      Nhân vật Phương Định cảm thấy ánh mắt của các cao xạ vì các anh không thích dáng đi khom lưng nên cô đã đi thẳng về phía trước. Cô muốn dũng cảm đương đầu với thử thách vì cô có lòng tự trọng của một nữ thanh niên xung phong tham gia bảo vệ Tổ quốc.

      2. Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi có gợi ý đáp án:

      Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau:

      “Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hàng, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.”

      Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả. 

      Câu 2: Kể tên 3 cô gái được nhắc đến ở 2 câu đầu. 

      Câu 3: Kể tên các cách diễn đạt được sử dụng trong đoạn văn trên.

      Câu 4: Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên.

      Câu 5: Nhận xét về cách đặt câu trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng.

      Đáp án:

      Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Những ngôi sao sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

      Giới thiệu tác giả: 

      Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa, sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Xuất bản vào đầu những năm 1970, tác phẩm của Lê Minh Khuê kể về cuộc sống chiến đấu của những người lính và thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Từ năm 1975 những sáng tác của Lê Minh Khuê bám sát những đổi thay của cuộc sống. Ngòi bút của Lê Minh Khuê khá sắc sảo tinh tế, nhất là khi miêu tả tâm lý người phụ nữ. 

      Câu 2: Phương Định, Nho và Thao là tên ba cô gái được nhắc đến trong hai câu đầu.

      Câu 3: Tự sự và miêu tả là các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên.

      Câu 4: Đoạn văn được viết bằng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

      Câu 5: Nhận xét về cách thức và tác dụng của các câu trong đoạn văn: Các câu trên đều là câu đơn thể hiện tốc độ nhịp nhanh của văn bản và nhấn mạnh sự nguy hiểm nơi các cô gái đang hoạt động.

      3. Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi dễ của Lê Minh Khuê:

      Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      “Tôi đứng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng”.

      Câu 1: Ý chính của đoạn văn trên là gì? 

      Câu 2: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.

      Câu 3: Em có nhận xét gì về cách đặt của câu và tác dụng của nó? 

      Câu 4: Tìm những câu có yếu tố miêu tả trong đoạn văn.

      Đáp án:

      Câu 1: Đại ý của đoạn văn trên là: Đoạn văn miêu tả không khí hồi hộp, căng thẳng và hành động nhanh trí, dứt khoát của Phương Định trong việc kích nổ quả bom nổ chậm nguy hiểm.

      Câu 2: Tự sự là phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.

      Câu 3: 

      – Cách đặt câu đặc biệt là dùng câu rút gọn, câu tách từ câu đầy đủ.

      ‐ Tác dụng: Sử dụng câu văn ngắn gọn, ngắt nhịp linh hoạt, sử dụng nhiều điệp ngữ đặc biệt giúp nhà văn miêu tả được công việc phá bom căng thẳng, nguy hiểm, dồn dập. 

      Câu 4: Các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn văn: “đất rắn”, “một tiếng động sắc đến gai người”, “vỏ quả bom nóng”, “nóng từ bên trong quả bom”, “hoặc là mặt trời nung nóng”.

      4. Đề đọc hiểu bài Những ngôi sao xa xôi có đáp án:

      Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lại trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

      Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về cái gì? Người kể chuyện có vai trò gì trong tác phẩm? 

      Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

      Câu 3: Em hãy xác định hai phép liên kết trong đoạn văn trên? 

      Câu 4: Cách diễn đạt câu “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh” có gì đặc sắc?

      Đáp án:

      Câu 1: 

      ‐ Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật Phương Định. 

      ‐ Kể về công việc của 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường (Nho, Thao, Phương Định).

      ‐ Người kể chuyện này đóng vai nhân vật chính của tác phẩm (Phương Định). 

      Câu 2: Tự sự và miêu tả là phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.

      Câu 3: Phép nối (do đó) và phép thế (lúc đó) là hai phép liên kết trong đoạn văn trên.

      Câu 4: “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh” cách đặt câu trên có đặc biệt vì đó là câu rút gọn chủ ngữ.

      5. Đọc hiểu đoạn văn Những ngôi sao xa xôi và trả lời câu hỏi:

      Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

      “…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ trong không trúng, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không. Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy sẽ không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đứng đàng hoàng mà bước tới.

      Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng.”

      Câu 1: Ý chính của đoạn văn là gì? 

      Câu 2: Có câu đặc biệt nào trong đoạn văn trên.

      Câu 3: Phép liên kết nội dung và hình thức được sử dụng trong đoạn văn? 

      Câu 4: Thành phần tình thái nào được sử dụng trong đoạn văn trên?

      Đáp án:

      Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn: Tả công việc vô hiệu hóa bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong, cho thấy sự khủng khiếp của chiến trường và lòng dũng cảm của các cô gái.

      Câu 2: “Vắng lặng đến phát sợ” là câu đặc biệt trong đoạn văn trên. 

      Câu 3: Phép liên kết được sử dụng 

      ‐ Nội dung: Kể về tình huống cô gái trẻ thanh niên xung phong phá quả bom nổ chậm, vừa thể hiện sự ác liệt của chiến trường vừa thể hiện tinh thần dũng cảm của các cô gái. 

      ‐ Hình thức: lặp, thế, liên tưởng. 

      Lặp: “tôi”, “một quả bom”, “một quả”, “quả bom”, “các anh ấy”, “đi khom”.

      Thế: “các anh ấy”, “các chiến sĩ” thay cho các anh cao xạ.

      “Chúng tôi” thay cho “tôi, Nho và chị Thao”

      Phép liên tưởng: ống nhòm, ánh mắt. 

      Câu 4: Chắc – thành phần biệt lập tình thái.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      • Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về truyện cổ tích em yêu thích
      • Mở bài về hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN
         ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ