Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Các biện pháp phòng ngừa luật định mà người sử dụng lao động phải làm.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, người lao động có thể coi là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng, tái thiết và phát triển đất nước trong gần 30 năm đổi mới. Chính vì thế, vị thế của người lao động trong xã hội ngày càng được nâng cao và điều đó được thể hiện thông qua các chính sách và pháp luật của nhà nước, đặc biệt là trong việc nâng cao các điều kiện bảo hộ lao động, nâng cao môi trường làm việc cho người lao động và tăng các chế độ phúc lợi cho người lao động.
Điều này được ghi nhận trong các quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Theo đó, các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm: Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Xây dựng kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động; Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nâng cao lượng thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 31 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Bởi lẽ, việc đảm bảo an toàn hoạt động của các loại máy, thiết bị vật tư không chỉ đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho chính người lao động mà còn đảm bảo môi trường lao động an toàn, đặc biệt là các công trình xây dựng ở trên cao hoặc dưới lòng đất.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 76 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người sử dụng lao động, ở đây có thể hiểu là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã sử dụng lao động, hàng năm, đều phải xây dựng kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cùng thời gian xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp nâng cao ý thức cảnh giác của người sử dụng lao động và người lao động trong việc phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Luật sư
Thứ ba, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Điều đó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động mà còn giúp tiết kiệm nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội hay Quỹ Bảo hiểm y tế khi xảy ra sự cố.
Thứ tư, việc huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động rất được coi trọng được quy định tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 và được thực hiện theo quy chuẩn mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Người lao động và người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ . Ngoài ra, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
Thứ năm, việc cung cấp thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động là nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Theo đó, người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động.
Cuối cùng, việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động ngày càng được người sử dụng lao động chú trọng, bởi lẽ, sức khỏe của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Vì vậy, các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh định kì cho người lao động hay các chế độ phúc lợi được hưởng của người lao động ngày càng được người sử dụng lao động và các chính sách pháp luật chú ý hướng đến. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.
Mong rằng, với những quy định trên của Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, người lao động sẽ được đảm bảo quyền lợi của mình.
Mục lục bài viết
1. Tai nạn nào được coi là tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Trường hợp nào mà tai nạn trên đường thì được coi là tai nạn lao động?
Luật sư tư vấn:
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Phòng ngừa tai nạn lao động
Để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra về lao động. Bộ luật lao động có đưa ra những cách thức phòng ngừa tai nạn lao động như sau:
Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
– Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
– Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động
Hằng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
Phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động
– Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.
Huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động
– Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ, chứng nhận do tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động thực hiện.
– Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề khi tuyển dụng và sắp xếp lao động; hướng dẫn quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người đến thăm quan, làm việc tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.
– Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tham dự khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm tra sát hạch và được cấp chứng chỉ.
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng chương trình khung công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Thông tin về an toàn lao động, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động phải thông tin đầy đủ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố nguy hiểm, có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động
Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
– Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
– Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
– Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
– Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
– Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.
3. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp do tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi về các hồ ớ để hưởng bồi thường, trợ cấp do tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ bồi thường, trợ cấp chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:
a)
b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;
c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
d) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường gồm các tài liệu sau:
a) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền;
c) Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:
a) Người sử dụng lao động giữ một bộ;
b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ;
c) Một bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.
4. Điều kiện để người lao động hưởng chế độ tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty em đang làm tháng 12/2016 bắt đầu tham gia bảo hiểm cho người lao động (tuy nhiên cần làm thủ tục truy thu tháng 11/2016). Người lao động bị tai nạn giao thông ngày 17/12/2016, có được hưởng bảo hiểm?
Luật sư tư vấn:
Bạn không nêu cụ thể người lao động của bên bạn bị tai nạn giao thông trong hoàn cảnh nào, nên cần phân biệt hai trường hợp là hưởng chế độ ốm đau và chế độ tai nạn lao động. Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng và điều kiện hưởng bảo hiểm với hai trường hợp nêu trên như sau:
– Chế độ ốm đau đối với người lao động:
“Điều 24.Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau
Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Điều 25.Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
– Chế độ tai nạn lao động đối với người lao động:
“Điều 42.Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Điều 43.Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo đó, chỉ cần người lao động của bên bạn có tham gia bảo hiểm xã hội thuộc các đối tượng tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì khi xảy ra tai nạn giao thông thì đều được hưởng chế độ mà không phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Về chế độ hưởng, bạn kiểm tra lại tình huống tai nạn của người lao động bên mình tai nạn giao thông có trên đường đi và về từ nới ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý hay không để xác định là người lao động được hưởng chế độ ốm đau hay tai nạn lao động là phù hợp.
5. Nhân viên bị tai nạn lao động công ty có trách nhiệm gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn: Người lao động của đơn vị A đang làm nhiệm vụ bị chết được xác định là tai nạn lao động, do lái xe của đơn vị B đâm chết. Trách nhiệm của đơn vị A và đơn vị B xác định ra sao? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Trường hợp người lao động của đơn vị A đang làm nhiệm vụ bị tai nạn chết được xác định là tai nạn lao động theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015. Theo đó, Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Đồng thời người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định trên;
Trong trường hợp này, người lao động của đơn vị A chết được xác định là tai nạn lao động và nguyên nhân gây ra thiệt hại cho người lao động của đơn vị A là do lái xe của đơn vị B. Do đó, trách nhiệm sẽ đặt ra với đơn vị A, cơ quan bảo hiểm xã hội và lái xe của đơn vị B.
– Thứ nhất: Trách nhiệm của đơn vị A:
Về trách nhiệm của người sử dụng lao động và quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144, Điều 145 “Bộ luật lao động 2019”. Theo đó, người sử dụng lao động phải chi trả những khoản sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
+ Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
– Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội:
Đối với người lao động bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất bao gồm các khoản sau đây:
+ Trợ cấp mai táng phí: Điều 66
Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động bị tai nạn lao động chết. Từ 01/07/2019 thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
+ Trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 67, 68, 69, 70
Luật sư tư vấn trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tai nạn lao động:1900.6568
– Thứ ba: Trách nhiệm của lái xe đơn vị B, theo như bạn trình bày, do lái xe của đơn vị B làm chết người lao động của đơn vị A. Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Như vậy, sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lái xe bên công ty B. Điều 600 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Do đó, công ty B sẽ bồi thường thiệt hại cho người lao động bên công ty A, sau đó yêu cầu người lái xe bồi hoàn lại.
Các khoản bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.