Các biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền nhân thân bao gồm tự mình cải chính, yêu cầu áp dụng các biện pháp để phục hồi xin lỗi, cải chính công khai và buộc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất.Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 25 “Bộ luật dân sự 2015” gồm các biện pháp
Tự mình cải chính
Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Đây là biện pháp cho phép người có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra. Đây là nội dung đầu tiên, đơn giản nhất mà pháp luật quy cho chính chủ thể bị xâm phạm có thể thực hiện. Những trường hợp này trên thực tế xảy ra khá ít vì thường để đạt được quyền lợi cụ thể hơn thì các cá nhân bị xâm phạm sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp để phục hồi xin lỗi, cải chính công khai.
Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền nhân thân của mình.
Tuy nhiên trong nội dung của biện pháp thứ hai này, có lẽ đáng chú ý hơn đó là việc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai, đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân áp dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi có thông tin sai lệch ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự nhân phẩm của cá nhân đó. Ví dụ : báo T đăng bài có tiêu đề “Thủ môn Đội tuyển Việt Nam Dương Hồn Sông bị mất hộ chiếu”. Sau đó báo tự phát hiện mình đã đăng sai tên của thủ môn – tên đúng là Dương Hồng Sơn. Trong trường hợp này, báo T phải chủ động đăng lời đính chính trên báo, đồng thời phải gửi thư xin lỗi thủ môn Dương Hồng Sơn. Mặt khác trong Luật báo chí và các văn bản nghị định cũng có quy định chi tiết về vấn đề xin lỗi đăng tin cải chính khi có sự vi phạm và yêu cầu từ phía chủ thể bị xâm phạm.Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thỏa đáng; không đăng, phát
>>> Luật sư
Buộc yêu cầu bồi thường thiệt hại
Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ. Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu
Nhìn nhận chung lại, khi áp dụng biện pháp dân sự thì các chủ thể phải xem xét, rà soát kỹ mọi vấn đề tránh việc xác định, áp dụng sai và phải bồi thường, xin lỗi lại cho đối tượng bị xem là có hành vi xâm phạm quyền nhân thân.