Khái quát về cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền? Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền theo Luật Thi hành án dân sự?
Tiền là loại tài sản đặc trưng xuất hiện trong đời sống xã hội như một phương tiện trao đổi thuần tuý và phổ biến nhất. Tiền cũng là tài sản được lưu trữ trong thông qua nhiều cách thức khác nhau, do đó trong hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự đối với tài sản là tiền có khá nhiều nét đặc biệt cần được phân tích. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ mang đến cho người đọc nội dung về các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền?
Cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền là hoạt động quyền lực nhà nước buộc người phải thi hành án phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định, hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản, mà tài sản được tác động cưỡng chế trực tiếp là tiền.
Biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền là cách thức mà chủ thể có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thi hành án. Căn cứ vào đối tượng áp dụng cưỡng chế đối với tài sản là tiền để thi hành nghĩa vụ trả tiền có thể phân loại thành 5 biện pháp cưỡng chế như:
– Khấu trừ tiền trong tài khoản.
– Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
– Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án.
– Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ.
– Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền theo Luật Thi hành án dân sự?
Trên cơ sở phân loại các biện pháp cưỡng chế được nêu ra ở Mục 1, trong Mục 2, tác giả sẽ phân tích cụ thể đối với các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản là tiền theo quy định tại Mục 3, Chương IV Luật Thi hành án dân sự trong các tiểu mục dưới đây:
2.1. Khấu trừ tiền trong tài khoản.
Việc cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản để thi hành án được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc kho bạc nhà nước. Nếu xác định người phải thi hành án có tiền gửi hoặc có tiền trong tài khoản tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước thì chấp hành viên sẽ lập biên bản về tình trạng tiền trong tài khoản khoản của người phải thi hành án và ra quyết định khấu trừ tương ứng với nghĩa vụ phải thi hành án để thi hành án.
Để việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án đạt được hiệu quả cáo chấp hành viên cần kịp thời áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phong toả tài khoản và pháp luật cần có những quy định cụ thể trách nhiệm của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc không chấp hành biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phong toả tài khoản mà chấp hành viên đã quyết định áp dụng.
Điều 76 Luật Thi hành án dân sự chỉ quy định về việc ra quyết định khấu trừ, mức khấu trừ tiền trong tài khoản để thi hành án và những công việc mà chủ thể quản lý tài khoản phải tiến hành. Cụ thể là:
“1. Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ.”
Nhằm bảo đảm hiệu quả của biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, Điều 21
Để việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án đạt được hiệu quả cao thì chấp hành viên cần kịp thời áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phong toả tài khoản và pháp luật cần có những quy định bảo đảm tính hiệu quả của biện pháp phong toả được áp dụng đồng thời quy định cụ thể trách nhiệm của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc không chấp hành biện pháp phong toả tài khoản mà chấp hành viêc đã quyết định áp dụng.
2.2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
Biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự là một trong các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định được chấp hành viên quyết định áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án dân sự có nghĩa vụ trả tiền hoặc họ có tiền lương, tiên công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác để trả tiền nhưng họ đã không tự nguyện thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định đã tuyên.
Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là biện pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất. Biện pháp này được quy định tại Điều 78 Luật thi hành dân sự, cụ thể:
– Các khoản thu nhập của người phải thi hành án có thể bị trừ: gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
– Các trường hợp bị cưỡng chế trừ vào thu nhập:
(1) Theo thỏa thuận của đương sự;
(2) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
(3) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
Thực tiễn áp dụng quy định này cho thấy do đã quy định khá rõ ràng nên việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập đối với đa số khá thuận lợi, không có vướng mặc lớn nhưng cũng mang tính tuyệt đối.
– Mức trừ vào thu nhập: Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Đây là nội dung gây nhiều quan điểm tranh cãi nhất trong việc xác định mức trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
2.3. Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án.
Điều 79 Luật Thi hành án dân sự quy định về thu tiền từ hoạt đông kinh doanh của người phải thi hành án như sau:
“1. Trường hợp người phải thi hành án có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người đó để thi hành án.
Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải thi hành án và gia đình.
2. Chấp hành viên cấp biên lai thu tiền cho người phải thi hành án.“
Có thể nhận thấy các quy định trên còn khá đơn giản, chưa thể hiện rõ trình tự, cách thức thu tiền. Hạn chế này cũng đã được khắc phục phần nào tại Điều 22, Nghị định 62/2015/NĐ-CP.
Theo nhận định của các chuyên gia, thực tế, biện pháp thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án gần như út khi được lựa chọn áp dụng. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất, việc xác định thu nhập từ hoạt động kinh doanh hay cụ thể là mức tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án rất nan giải, khó xác định, do thói quen chủ yếu tiêu dùng bằng tiền mặt, do đó việc quản lý thu nhập từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án là rất khó khăn, đặc biệt là đối với các đối tượng kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân,…
Thứ hai, căn cứ pháp lý để xác định mức thu nhập từ kinh doanh của người phải thi hành án còn thiếu tính cụ thể. Mặc dù Nghị định 62/2015/NĐ-CP ra đời đã bổ sung thêm và khắc phục được các hạn chế của Luật, nhưng với sự phức tạp trong hoạt động thi hành án, thì yêu cầu về cơ sở pháp lý như vậy là chưa thực sự đảm bảo.
2.4. Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ.
Điều 80 Luật Thi hành án dân sự chỉ quy định một cách khái quát về biện pháp này, theo đó:
“Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.“
Theo quy định này, việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ mới chỉ được quy định về việc ra quyết định thu tiền, lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án và chữ ký trong biên bản nhưng chưa có quy định cụ thể về quyền hạn của Chấp hành viên trong việc phát hiện và xác định tiền là của người phải thi hành án như quyền khám xét người người, nơi ở, đồ cá nhân,…; trình tự, thủ tục cần thiết để bảo đảm sự công khai, minh bạch khi thu tiền,….Đồng thời, cần chú ý, điều luật này chỉ giới hạn việc quy định về biện pháp thu tiền của người phải thi hành án đang giữ mà không quy đinh về việc thu tài sản khác của người phải thi hành án không phải là tiền nhưng có thể dễ dàng quy đổi như vàng, bạc, đá quý.
2.5. Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ.
Nội dung về biện pháp thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ được ghi nhận tại Điều 81 Luật Thi hành án dân sư, cụ thể:
“Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và
Điều luật này không có quy định cụ thể về chấp hành viên phải tiến hành thủ tục lập biện bản làm việc, có văn bản yêu cầu người thứ ba đang giữ tiền phải giao nộp và hậu quả pháp lý của việc không giao nộp. Tuy nhiên, cũng giống như các biện pháp phân tích trước đó, các hạn chế trong Luật cũng phần nào được khắc phục trong Nghị định 62/2015/NĐ-CP, tại văn bản này, Điều 23 đã quy định khá chi tiết về thủ tục thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ.