Các biện pháp chăm sóc cây trồng là bài số 19 nằm trong môn Công nghệ lớp 7. Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây với chủ đề Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19 để nghiên cứu lý thuyết và giải các câu hỏi của bài học cũng như để đạt kết quả tốt trong các kỳ kiểm tra sắp tới.
Mục lục bài viết
1. Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19:
I. Tỉa, dặm cây
+ Cách tiến hành: Tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu, bị bệnh, chỗ có cây mọc dày và dặm cây khỏe vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết.
+ Mục đích: Đảm bảo khoảng cách, mật độ trên ruộng.
II. Làm cỏ, vun xới
Sau khi hạt đã mọc, phải tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đáp ứng những yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng:
+ Diệt cỏ dại.
+ Làm cho đất tơi xốp.
+ Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
+ Chống đổ.
III. Tưới tiêu nước
1. Tưới nước: Cây cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.
2. Phương pháp tưới: Thường có các cách tưới sau:
+ Tưới theo hàng, vào gốc cây.
+ Tưới thấm: Nước được đưa vào rãnh để thấm dần.
+ Tưới ngập: Cho nước ngập tràn mặt ruộng.
+ Tưới phun mưa: Nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun.
Phương pháp tưới | Cách tiến hành | Áp dụng cho loại cây trồng |
Tưới vào gốc | Dùng thùng hoặc bơm xịt nước vào gốc cây | Cây có thân, rễ to, khỏe |
Tưới thấm | Bơm nước vào rãnh luống để nước thấm dần vào luống | Cây trồng trên luống: rau màu |
Tưới ngập | Bơm nước ngập tràn trên mặt ruộng | Cây trồng nước: lúa, rau muống,… |
Tưới phun mưa | Dùng máy bơm, vòi phun nước như mưa tỏa ra lên cây trồng | Các loại rau màu |
3. Tiêu nước: Cây trồng rất cần nước, tuy nhiên nếu thừa nước sẽ gây ngập úng và có thể làm cây trồng bị chết.
IV. Bón thúc phân:
+ Phương pháp bón:
-
Bón bằng phân hữu cơ (hoai mục).
-
Bón phân hóa học.
-
Phân được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng.
+ Quy trình bón thúc phân:
-
Bón phân.
-
Làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất.
+ Em hãy kể tên các cách bón thúc phân cho cây mà em biết: Bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, phun mưa.
2. Giải bài tập Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19:
Bài 1 trang 46 SGK Công nghệ 7: Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì?
Phương pháp giải:
Làm cỏ, vun xới giúp diệt cỏ dại, sâu, bệnh và chống các tác hại của thiên nhiên.
Hướng dẫn giải:
* Mục đích của việc làm cỏ, vun xới:
+ Làm cỏ:
-
Diệt cỏ dại, có khoảng không cho cây trồng phát triển.
-
Diệt sâu, bệnh hại.
+ Vun xới:
-
Làm cho đất tơi xốp.
-
Chống tác hại của thiên nhiên lên cây trồng.
-
Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn.
* Những điều cần lưu ý khi làm cỏ, vun xới cho cây trồng:
+ Làm cỏ, vun xới phải kịp thời.
+ Không làm tổn thương cho cây và bộ rễ.
+ Cần kết hợp các biện pháp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành, trừ sâu bệnh.
Bài 2 trang 46 SGK Công nghệ 7: Hãy cho biết ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây?
Phương pháp giải:
Phương pháp tưới nước cho cây gồm có:
+ Phương pháp tưới mặt đất.
+ Tưới theo luống.
+ Tưới phun mưa.
+ Phương pháp vi tưới.
Hướng dẫn giải:
* Phương pháp tưới nước cho cây gồm có các cách tưới sau:
+ Phương pháp tưới mặt đất: Tưới ngập hay còn gọi là phương pháp tưới cho lúa. Phương pháp này nhằm cung cấp và duy trì một lượng nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
+ Tưới theo luống: Hay còn gọi là phương pháp tưới rãnh. Các rãnh đóng vai trò là các con kênh nhỏ làm nhiệm vụ dẫn nước từ nguồn chính vào ruộng, khi nước chảy từ đầu rãnh xuống cuối rãnh sẽ ngấm sang hai bên, cung cấp nước cho cây trồng. Phương pháp này phù hợp với những cây trồng cạn, không có khả năng chịu ngập cao như: ngô, khoai, mía, đậu, cây ăn quả.
+ Tưới phun mưa: Là phương pháp đưa nước tới cây trồng vào mặt ruộng dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị thích hợp. Trong hiện tại và tương lai, tưới phun mưa là phương pháp tưới hoàn thiện và hiện đại.
+ Phương pháp vi tưới: Là phương pháp tưới không làm ướt toàn bộ bề mặt đất mà chỉ cung cấp nước vào bộ phận cần thiết của cây trồng.
* Ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới:
1) Phương pháp tưới mặt đất
+ Ưu điểm:
-
Điều hòa nhiệt độ của cây trồng.
-
Kìm hãm sự phát triển của cỏ dại.
-
Giảm bớt nồng độ các chất có hại .
+ Nhược điểm:
-
Giảm độ thoáng khí.
-
Giảm hoạt động của các vi sinh vật trong đất.
-
Tốn nhiều nước, gây khó khăn cho việc cơ giới hóa đồng ruộng.
-
Làm dâng cao mực nước ngầm, gây hiện tượng lầy hóa.
2) Tưới theo luống
+ Ưu điểm:
-
Nước từ rãnh thấm vào đất, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, kết cấu đất ít bị phá vỡ.
-
Đất ít bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi.
-
Ít hao tổn nước.
-
Không làm ngập mặt ruộng nên công tác canh tác, cơ giới hóa dễ dàng hơn.
+ Nhược điểm:
-
Lãng phí lượng nước ở cuối rãnh.
-
Tốn chi phí nhân công cho việc tạo rãnh.
3) Tưới phun mưa
+ Ưu điểm:
-
Tiết kiệm nước – tổn thất chỉ do bốc hơi trong quá trình tưới phun – tiết kiệm 40 % đến 50% so với phương pháp tưới mặt.
-
Thích hợp với mọi loại địa hình, không gây xói mòn, trôi màu, không phá vỡ kết cấu đất.
-
Giảm diện tích chiếm đất của kênh mương và công trình tưới.
+ Nhược điểm:
-
Giá thành đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cao.
-
Kỹ thuật tưới phức tạp, đòi hỏi trình độ cao.
-
Chất lượng tưới bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết.
4) Phương pháp vi tưới
+ Là một kiểu khác của thiết bị tưới áp lực thấp, bao gồm: tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới ngầm, tưới sủi, và hệ thống ứng dụng chính xác nguồn năng lượng thấp – LEPA.
+ Là phương pháp không làm ướt toàn bộ bề mặt đất mà chỉ cung cấp nước vào bộ phận cần thiết của cây trồng.
Bài 3 trang 46 SGK Công nghệ 7: Em hãy nêu các cách bón thúc phân cho cây và kỹ thuật bón thúc?
Phương pháp giải:
Bón thúc phân bao gồm các cách như: bón vãi,…
Hướng dẫn giải:
+ Các cách bón thúc phân cho cây: Bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, phun mưa.
+ Kỹ thuật bón thúc: Đầu tiên bón phân, sau đó làm cỏ, vun xới vùi phân vào đất để cây dễ dàng hấp thụ được.
3. Câu hỏi trắc nghiệm Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19:
Câu 1: Có mấy biện pháp chăm sóc cây trồng?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: B.
Giải thích: Có 4 biện pháp chăm sóc cây trồng gồm:
+ Tỉa, dặm cây.
+ Làm cỏ,vun xới.
+ Tưới, tiêu nước.
+ Bón phân thúc.
(Theo SGK trang 44,45)
Câu 2: Tỉa và dặm cây có tác dụng:
A. Bỏ cây yếu, cây bị sâu.
B. Dặm cây khỏe vào chỗ trống.
C. Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D.
Giải thích: Tỉa và dặm cây có tác dụng:
+ Bỏ cây yếu, cây bị sâu.
+ Dặm cây khỏe vào chỗ trống.
+ Đảm bảo khoảng cách, mật độ cây
(Theo SGK trang 44)
Câu 3: Mục đích của việc làm cỏ là:
A. Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại.
B. Chống đổ.
C. Làm đất tơi xốp.
D. Hạn chế bốc hơi nước.
Đáp án: A.
Giải thích: Mục đích của việc làm cỏ là: Diệt cỏ dại, sâu, bệnh hại – SGK trang 45.
Câu 4: Mục đích của việc vun xới là:
A. Diệt cỏ dại.
B. Diệt sâu, bệnh hại.
C. Làm đất tơi xốp.
D. Tăng bốc hơi nước.
Đáp án: C.
Giải thích: Mục đích của việc vun xới là: Làm đất tơi xốp – SGK trang 45.
Câu 5: Có mấy phương pháp tưới nước?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Đáp án: C.
Giải thích: Có 4 phương pháp tưới nước:
+ Tưới theo hàng, vào gốc cây.
+ Tưới thấm.
+ Tưới ngập.
+ Tưới phun mưa.
(Theo SGK trang 45)
Câu 6: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống (liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới gì?
A. Tưới theo hàng, vào gốc cây.
B. Tưới thấm.
C. Tưới ngập.
D. Tưới phun mưa.
Đáp án: B.
Giải thích: Phương pháp đưa nước vào rãnh luống (liếp) để thấm dần vào luống là phương pháp tưới thấm – SGK trang 45.
Câu 7: Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới gì?
A. Tưới theo hàng, vào gốc cây.
B. Tưới thấm.
C. Tưới ngập.
D. Tưới phun mưa.
Đáp án: D.
Giải thích: Phương pháp làm nước được phun thành hạt nhỏ tỏa ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới là phương pháp tưới phun mưa – SGK trang 45.
Câu 8: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây có thân, rễ to, khỏe.
B. Cây rau màu.
C. Cây lúa.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: B.
Giải thích: Phương pháp tưới thấm thường được áp dụng cho loại cây rau màu.
Câu 9: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng nào?
A. Cây lúa.
B. Cây rau màu.
C. Cây có thân, rễ to, khỏe.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: A.
Giải thích: Phương pháp tưới ngập thường được áp dụng cho loại cây trồng trong nước như lúa.
Câu 10: Quy trình bón phân thúc bao gồm:
A. Bón phân.
B. Làm cỏ, vun xới.
C. Vùi phân vào đất.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án: D.
Giải thích: Quy trình bón phân thúc bao gồm:
+ Bón phân.
+ Làm cỏ, vun xới.
+ Vùi phân vào đất.
(Theo SGK trang 46)
THAM KHẢO THÊM: