Các biện pháp bảo vệ, quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản? Các nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản?
Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn hiện nay có những vai trò quan trọng đối với quốc gia ven biển và có nhiều sông, hồ cụ thể như ở Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Việc thực hiện các chính sách bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong giai đoạn hiện nay lại càng nhiều ý nghĩa hơn trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cũng như phải đối mặt với hệ sinh thái đang bị suy giảm nghiêm trọng… Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ, quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Mục lục bài viết
1. Các biện pháp bảo vệ, quản lý và phát triển nguồn lợi thủy sản:
Ta nhận thấy rằng, trong những năm vừa qua, ngành thủy sản trên đất nước ta đã phát triển tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế rất cao từ đó nó đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay thì tình trạng các chủ thể thực hiện việc khai thác quá mức đã và đang khiến nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, hao mòn và nó đã có những tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển ngành thủy sản và nguồn sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Chính vì vậy, việc bảo tồn nguồn lợi thủy sản càng cấp bách và có những ý nghĩa quan trọng hơn.
Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi về nguồn lợi sinh vật biển mà đặc biệt là nguồn lợi hải sản, nhưng trong thời gian vừa qua bởi vì sự phát triển nhanh của các phương tiện đánh bắt làm nguồn lợi thủy sản giảm sút nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là việc các ngư dân đã khai thác quá mức. Tại vùng biển ven bờ các loài động vật không xương sống có giá trị cụ thể chúng ta có thể kể đến như tôm Hùm, trai Tai Tượng, ốc Đụn, trai Ngọc, bào Ngư, Hải Sâm… đa số đều đã biến mất.
Để nhằm mục đích có thể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần thực hiện những biện pháp sau:
– Để nhằm mục đích có thể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các chủ thể cần hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ vào mùa tôm, cá sinh sản, mở rộng vùng khai thác xa bờ.
– Để nhằm mục đích có thể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các chủ thể cần thả một số loài hải sản quý hiếm vào thủy vực nội địa và vũng, vịnh ven biển để tăng nguồn lợi hải sản và ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài hải sản này.
– Để nhằm mục đích có thể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các chủ thể cần thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi.
– Để nhằm mục đích có thể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các chủ thể cần nghiêm cấm đánh bắt hải sản bằng những phương pháp mang tính hủy diệt như thuốc nổ, hóa chất, điện…
– Để nhằm mục đích có thể bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các chủ thể cần bảo vệ môi trường biển, nơi sinh sống của các loài hải sản.
Không những thế cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy sản cho mọi người dân nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản chính là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người; sử dụng những dụng cụ khai thác thân thiện môi trường; không khai thác trong thời gian thủy sản sinh sản, chưa đến thời kỳ khai thác và các đối tượng cấm khai thác; không khai thác trong vùng cấm; khai thác thủy sản với ngư cụ có kích thước mắt lưới đúng quy định; kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Ta nhận thấy, trong giai đoạn hiện nay thì việc quản lý chặt chẽ việc khai thác thủy sản ven bờ cũng vừa góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi sinh, môi trường biển, vừa giúp những người dân thực hiện khai thác bền vững và đạt hiệu quả cao. Việc quản lý chặt chẽ việc khai thác thủy sản ven bờ đã đem đến những lợi ích to lớn cho ngư dân và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
2. Các nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản:
Chúng ta nhận thấy, trong những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp, ngành và địa phương, công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần phục hồi nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, đóng góp chung vào mục tiêu phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản.
Bên cạnh các kết quả đã đạt được, tình hình vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển, vùng nước nội địa, tình trạng các chủ thể là những ngư dân sử dụng xung điện, ngư cụ cấm vẫn diễn ra; bên cạnh đó thì việc khai thác, buôn bán, tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm với mức độ ngày càng lớn, thủ đoạn tinh vi, rất khó phát hiện và xử lý; việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại một số địa phương chưa nghiêm đã làm cho nguồn lợi thủy sản có xu hướng suy giảm; hệ sinh thái thủy sinh đang có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng; một số loài thủy sản nguy cấp quý, hiếm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Với quyết tâm chung là nhằm mục đích có thể ngăn chặn, chấm dứt tình trạng được nêu trên và thực hiện hiệu quả Luật Thủy sản 2017 thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng sau:
– Bảo tồn biển là một nhiệm vụ quan trọng:
Đối với lĩnh vực Bảo tồn biển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh hay thành phố tiến hành rà soát, điều chỉnh phân khu chức năng trong Khu bảo tồn biển. Cần điều tra bổ sung các khu vực biển tiềm năng để nhằm mục đích có thể thành lập mới các Khu bảo tồn biển.
– Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
Cần xây dựng Đề án tổng thể Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong Khu bảo tồn biển; Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển; Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó cần phải tiến hành việc rà soát, xử lý các vi phạm đã xảy ra trước đây, không giao mặt nước biển thuộc phạm vi quản lý Khu bảo tồn biển cho các tổ chức hay các cá nhân để nhằm có thể từ đó xây dựng công trình trái với quy định pháp luật. Có phương án tổ chức, quản lý, bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh (rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn) đang nằm ngoài phạm vi Khu bảo tồn biển.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh hay thành phố cần hướng dẫn các tổ chức cộng đồng (đang hoạt động theo phương thức đồng quản lý) thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ để đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định công nhận và giao quyền quản lý nguồn lợi thủy sản (theo quy định của Luật Thủy sản 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP); Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ Ủy ban nhân dân các cấp, người dân tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chủ trì, phối hợp với tổ chức cộng đồng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền tại khu vực thực hiện đồng quản lý. Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng cũng phải xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
– Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản:
Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản; duy trì hoạt động thả giống thủy sản tại các vùng nước ở địa phương nhằm mục đích chính đó là có thể khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch tái tạo, thả bổ sung các giống loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài bản địa, đặc hữu của từng địa phương vào vùng nước tự nhiên, cùng với đó thì sẽ cần có biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quản lý loài và khu vực được thả tái tạo.
Một vấn đề nữa đặc biệt quan trọng đó là các chủ thể cũng cần tích cực huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và các tăng ni, phật tử tham gia hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên.
– Có các chính sách quy định cụ thể và thực hiện quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Các chủ thể cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các quán ăn, nhà hàng, chợ, điểm kinh doanh, khu dân cư, hộ gia đình mua bán, nuôi, nhốt, tàng trữ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Lên án mạnh mẽ các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Đối với các cơ sở nuôi trồng, kinh doanh thủy sản thì Ủy ban nhân dân các tỉnh hay thành phố cần tăng cường công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Tổ chức cứu hộ kịp thời, đúng quy định đối với trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc mắc cạn. Bàn giao mẫu vật đúng cơ sở có chức năng cứu hộ; tổng hợp báo cáo theo quy định.
– Các tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương cần phải thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
Các tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm. Thiết lập, kiện toàn hệ thống cộng tác viên thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm tại địa phương.
– Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân cũng là một nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả và phù hợp với văn hóa, tập quán của từng địa phương.