Bất lợi của người ngoại tình trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con? Bất lợi của người ngoại tình trong quá trình giải quyết tranh chấp về tài sản?
Ngoại tình đề cập đến việc một người đã kết hôn có hành vi tình dục với người khác không phải là người phối ngẫu của họ. Trong trường hợp một bên vợ chồng có quan hệ ngoại tình mà không thể hàn gắn được thì người còn lại có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, điều đáng nói là khi ly hôn thì người có hành vi ngoại tình có bất lợi gì trong quá trình thực hiện tranh chấp ly hôn hay không?
Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
–
Mục lục bài viết
1. Vấn đề ngoại tình và hậu quả xã hội:
Theo Đại từ điển tiếng Việt, Ngoại tình có nghĩa là có quan hệ yêu đương bất chính khi đã có vợ hoặc chồng. Như vậy, vấn đề ngoại tình chỉ đặt ra khi một hoặc cả hai bên đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác. Nếu đã ly dị, hoặc quan hệ hôn nhân không hợp pháp, vấn đề này sẽ không được đặt ra. Như vậy để được xem là ngoại tình khi một trong hai người đang có quan hệ hôn nhân với một người khác. Ngoại tình hiện này cũng có nhiều kiểu, ngoại tình vì sex, ngoại tình tư tưởng, ngoại tình vì cả tình dục lẫn tình yêu.
Tuy nhiên, dù là kiểu ngoại tình nào thì hậu quả rõ ràng nhất mà ngoại tình để lại chính là những sóng gió ập đến với cuộc hôn nhân của hai người. Nếu vợ chồng vẫn còn chung sống, việc một trong hai người ngoại tình. Có thể dẫn đến những bất ổn trong đời sống vợ chồng như mâu thuẫn, cãi vã thường xuyên. Nặng nề hơn nữa thì ly hôn, gia đình tan nát.
2. Giải quyết quan hệ hôn nhân:
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì ly hôn có hai hình thức:
+ Ly hôn thuận tình: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
+ Ly hôn đơn phương:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trường hợp vợ hoặc chồng ngoại tình gây ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ chồng và không thể hàn gắn, chung sống hạnh phúc thì có thể khởi kiện, yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên là khi một bên nộp đơn xin đơn phương ly hôn và yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về những vấn đề như phân chia tài sản chung của vợ chồng, quyền nuôi con chung, nợ chung…
Theo phân tích nêu trên, thì quyền ly hôn của người có hành vi ngoại tình không bị pháp luật hạn chế, việc hạn chế quyền ly hôn chỉ trong trường hợp người chồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Khi làm đơn khởi kiện là người vợ hoặc chồng do người kia có hành vi ngoại tình thì theo khoản 5 Điều 189
“Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án“.
Do đó trong trường hợp làm đơn khởi kiện ly hôn vi người kia có hành vi ngoại tình thì người làm đơn phải cung cấp cho tòa án căn cứ chứng minh ngoại tình của người vợ/chồng mình.
Các giấy tờ cần có khi thực hiện ly hôn đơn phương:
– Đơn xin ly hôn đơn phương
– Giấy đăng ký kết hôn (Bản chính)
– Hộ khẩu (Bản sao)
– Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng
– Bản sao giấy khai sinh của con chung (nếu có con)
– Các giấy tờ chứng minh về tài sản và quyền nuôi con
3. Bất lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cha mẹ sau khi ly hôn nếu không thỏa thuận được về quyền nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, nếu trường hợp một trong hai bên (bố hoặc mẹ) ngoại tình thì đây có thể được xem là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét việc không giao quyền nuôi con cho bên có lỗi.
Ví dụ: Khi Thẩm phán phân xử về quyền nuôi con, có bằng chứng cho thấy người bố vì ngoại tình mà bỏ bê con cái, thường xuyên vắng nhà, không quan tâm đến con …. thì đây có thể là một căn cứ để xem xét không giao quyền nuôi con cho người bố.
4. Bất lợi trong quá trình giải quyết tranh chấp về tài sản:
Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Như vậy, việc lỗi của một bên trong vi phạm các quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng có thể là căn cứ được tòa xem xét khi giải quyết phân chia về tài sản.
5. Ngoại tình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi ngoại tình được xác định như sau:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó”.
Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…