Đối với chương trình học toán lớp 4, cách để giải bài Toán có lời văn rất quan trọng để hình thành cho các em học sinh biết cách phân tích đề bài, hiểu đề bài và dễ dàng giải các bài toán. Bài viết dưới đây tổng hợp các dạng và bài tập toán có lời văn lớp 4, cùng tìm hiểu nhé:
Mục lục bài viết
- 1 1. Các bước giải Toán có lời văn lớp 4:
- 2 2. Bài toán lớp 4 rút về đơn vị:
- 3 3. Toán trung bình cộng:
- 4 4. Toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
- 5 5. Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó:
- 6 6. Toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó:
- 7 7. Bài toán liên quan đến hai hiệu số:
- 8 8. Bài toán trồng cây:
1. Các bước giải Toán có lời văn lớp 4:
Bước 1: Phân tích ý nghĩa bài toán
Trước hết các em học sinh cần đọc đề bài nhiều lần, suy nghĩ về ý nghĩa của từng câu, từng số trong đề và đặt biệt chú ý tới câu hỏi của bài toán hỏi gì? Từ đó nắm được những thôn tin mà bài toán đã cho.
Bước 2: Tóm tắt đề bài toán
Học sinh diễn đạt nội dung bài toán một cách ngắn gọn bằng ngôn ngữ, kí hiệu, … hoặc minh họa bằng sơ đồ, đoạn thẳng, hình vẽ thể hiện mối quan hệ giữa các yêu cầu đã cho.
Bước 3: Suy nghĩ để thiết lập khi giải toán
Học sinh nhìn vào tóm tắt hoặc sơ đồ vừa làm để tư duy, suy nghĩ xem muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cẩn phải biết đề toán đã cho biết những gì? Cần làm tính gì? Và thực hiện phép tính gì? Từ đó suy nghĩ ra trình tự giải bài toán.
Bước 4: Thực hiện phép tính kèm lời văn
Với mỗi thông tin học sinh tìm ra cần có một lời văn và một phép tính phù hợp, các em phép tính nào cũng cần tự kiểm tra phép tính đúng hay nhầm lẫn.
Bước 5: Thử lại kết quả
Học sinh xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với nội dung bài toán không?
2. Bài toán lớp 4 rút về đơn vị:
Câu 1. Có 4 thùng dầu như nhau chứa tổng cộng 112 lít. Hỏi có 16 thùng như thế thì chứa được bao nhiêu lít?
Gợi ý:
1 thùng dầu có số lít là:
112 : 4 = 28 (lít)
16 thùng dầu có số lít là:
28 x 16 = 448 (lít)
Đáp số: 448 lít
Bài 2. Biết 28 bao lúa như nhau thì chứa tổng cộng 1260 kg. Hỏi nếu có 1665 kg lúa thì chứa trong bao nhiêu bao?
Gợi ý:
1 bao lúa chứa số kg là:
1260 : 28 = 45 kg
Nếu có 1665 kg lúa thì chứa trong số bao là
1665 : 45 = 37 kg
Bài 3. Xe thứ nhất chở 12 bao đường, xe thứ hai chở 8 bao đường, xe thứ hai chở ít hơn xe thứ nhất 192 kg đường. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg đường?
Gợi ý
Xe thứ nhất chở nhiều hơn xe thứ 2 số bao là:
12 – 8 = 4 (bao)
Mỗi bao đường nặng số kg là:
192 : 4 = 48 (kg)
Xe thứ nhất chở số kg đường là:
48 x 12 = 576 (kg)
Xe thứ 2 chở số kg đường là:
48 x 8 = 384 (kg)
Đáp án: Xe thứ 1: 576 kg đường
Xe thứ 2: 384 kg đường
Bài 4. Hai xe ôtô chở tổng cộng 4554 kg thức ăn gia súc, xe thứ nhất chở 42 bao, xe thứ hai chở nhiều hơn xe thứ nhất 15 bao. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg?
Gợi ý:
Số bao thức ăn gia súc mà xe thứ hai chở là:
42 + 15 = 57 (bao)
Tổng số bao mà cả 2 xe cùng chở là:
42 + 57 = 99 (bao)
Mỗi bao thức ăn gia súc nặng:
4554 : 99 = 46 (kg)
Xe thứ nhất chở số kg thức ăn gia súc là:
42 × 46 = 1932(kg)
Xe thứ hai chở số kg thức ăn gia súc là:
4554 − 1932 = 2622(kg)
Bài 5. Cửa hàng có 15 túi bi, cửa hàng bán hết 84 viên bi và còn lại 8 túi bi. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu viên bi?
Gợi ý
Số túi bi còn lại là
15 – 8 = 7 (túi)
Mỗi túi có số viên bi là:
84 : 7 = 12 (túi)
Số viên bi ban đầu là:
12 x 15 = 180 (túi)
Đáp số: 180 túi
Bài 6. Có một số lít nước mắm đóng vào các can. Nếu mỗi can chứa 4 lít thì đóng được 28 can. Hỏi nếu mỗi can chứa 8 lít thì đóng được bao nhiêu can?
Gợi ý:
Số lít mắm đóng vào các can:
4 × 28 = 112 (lít)
Số can đóng được nếu mỗi can chứa 8 lít mắm:
112 : 8 = 14 (can)
3. Toán trung bình cộng:
Bài 1. Một kho gạo, ngày thứ nhất xuất 180 tấn, ngày thứ hai xuất 270 tấn, ngày thứ ba xuất 156 tấn. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đã xuất được bao nhiêu tấn gạo?
Trung bình mỗi ngày cửa hàng đã xuất được số tấn gạo là:
(180 + 270 + 156) : 3 = 202 (tấn)
Đáp số: 202 tấn
Bài 2. Hằng có 15000 đồng, Huệ có nhiều hơn Hằng 8000 đồng. Hỏi trung bình mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
Huệ có số tiền là:
15000+8000=23000 (đồng)
Trung bình mỗi bạn có số tiền là:
(15000+23000):2=19000 (đồng)
Đáp số: 19000 đồng
4. Toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
Dạng 1: Cho biết cả tổng lẫn hiệu.
Một hình chữ nhật có hiệu hai cạnh liên tiếp là 24 cm và tổng của chúng là 92 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đã cho.
Giải:
Chiều dài hình chữ nhật là:
(24 + 92) : 2 = 58 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
92 – 58 = 34 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
58 x 34 = 1972 (cm2)
Đáp số: 1972 cm2
Dạng 2: Cho biết tổng nhưng dấu hiệu.
Bài 1. Tìm hai số lẻ có tổng là 186. Biết giữa chúng có 5 số lẻ.
Bài giải:
Hiệu của chúng là 5 x 2 + 2 = 12
Số lớn là (186 + 12) : 2 = 99
Số bé là 99 – 12 = 87
Bài 2. Hai ông cháu hiện nay có tổng số tuổi là 68, biết rằng cách đây 5 năm cháu kém ông 52 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người.
Bài giải:
Cách đây 5 năm cháu kém ông 52 tuổi nên hiện này cháu vẫn kém ông 52 tuổi.
Tuổi cháu hiện nay là:
(68 – 52) : 2 = 8 (tuổi)
Tuổi ông hiện nay là:
68 – 8 = 60 (tuổi)
Đáp số: cháu: 8 tuổi và ông: 60 tuổi
Dạng 3: Cho biết hiệu nhưng dấu tổng.
Bài 1. Tổng của hai số là một số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 5. Biết nếu thêm vào số bé 35 đơn vị thì ta được số lớn. Tìm mỗi số.
Bài giải:
Số lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 5 là : 995
Nếu thêm số bé 35 đơn vị thì ta được số lớn. Số lớn hơn số bé 35 đơn vị .
Số bé là :
(995 – 35) : 2 = 480
Số lớn là :
480 + 35 = 515
Bài 2.Trên một bãi cỏ người ta đếm được 100 cái chân vừa gà vừa chó. Biết số chân chó nhiều hơn chân gà là 12 chiếc. Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?
Bài giải:
Số chân chó là:
(100 + 12) : 2 = 56 (chân)
Số con chó là:
56 : 4 = 14 (con)
Số con gà là:
(100 – 56) : 2 = 22 (con)
Đáp số: 14 con chó; 22 con gà
Dạng 4: Dấu cả tổng lẫn hiệu.
Bài 1. Tổng 2 số là số lớn nhất có 3 chữ số. Hiệu của chúng là số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số. Tìm mỗi số.
Bài giải:
Số lớn nhất có 3 chữ số là : 999
Số lẻ nhỏ nhất có 2 chữ số là : 11
Vậy số lớn là : (999 + 11) : 2 = 505
Số bé là : 999 – 505 = 494
Bài 2. Tìm hai số có tổng là số lớn nhất có 4 chữ số và hiệu là số lẻ bé nhất có 3 chữ số.
Bài giải:
Số lớn nhất có 4 chữ số là: 9999
Số lẻ bé nhất có 3 chữ số là: 101
Số lớn là:
(9999 + 101) : 2 = 5050
Số bé là:
9999 – 5050 = 4949
Đáp số: 4949 và 5050
Dạng 5: Dạng tổng hợp.
Bài 1. An và Bình mua chung 45 quyển vở và phải trả hết số tiền là 72000 đồng. Biết An phải trả nhiều hơn Bình 11200. Hỏi mỗi bạn đã mua bao nhiêu quyển vở.
Bài giải:
Giá tiền của mỗi quyển vở là:
72000 : 45 = 1600 (đồng)
An hơn Bình số quyển vở là:
11200 : 1600 = 7 (quyển)
An mua số quyển vở là:
(45 + 7) : 2 = 26 (quyển vở)
Bình mua số quyển vở là:
45 − 26 = 19 (quyển vở)
Đáp số: An mua 26 quyển vở; Bình mua 19 quyển vở.
Bài 2*. Tổng của 3 số là 1978. Số thứ nhất hơn tổng hai số kia là 58 đơn vị. Nếu bớt ở số thứ hai đi 36 đơn vị thì số thứ hai sẽ bằng số thứ ba. Tìm 3 số đó.
Bài giải:
Số thứ nhất là ( 1978 + 58 ) : 2 = 1018
Tổng hai số kia là 1978 – 1018 = 960
Số thứ hai là ( 960 + 36 ) : 2 = 498
Số thứ ba là 960 – 498 = 462
5. Toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó:
Dạng 1: Cho biết cả tổng lẫn tỉ số của hai số.
Bài 1. Tìm hai số có tổng là 80 và tỉ số của chúng là 3 : 5.
Bài giải:
Ta có sơ đồ sau
Số lớn: |—-|—-|—-|—-|—-|
Số bé : |—-|—-|—-|
Tổng số phần bằng nhau là
3 + 5 = 8(phần)
Số lớn là:
80 : 8 x 5 = 50
Số bé là :
80 – 50 = 30
Đáp số : Số lớn là 50; Số bé là 30
Bài 2. Hai thùng dầu chứa tổng cộng 126 lít. Biết số dầu ở thùng thứ nhất bằng 5/2 số dầu ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu lít dầu?
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là :
5 + 2 = 7 ( phần )
Số dầu ở thùng thứ nhất là :
126 : 7 x 5 = 90 ( lít )
Số dầu ở thùng thứ hai là :
126 – 90 = 36 ( lít )
Đáp số : 36 lít
Dạng 2: Cho biết tổng nhưng dấu tỉ số của chúng.
Bài 1. Khối 5 có tổng cộng 147 học sinh, tính ra cứ 4 học sinh nam thì có 3 học sinh nữ. Hỏi khối lớp 5 có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ?
Bài giải:
Vì cứ 3 h/s nam thì có 4h/s nữ nên tỉ lệ của nam so với nữ là 3/4
Số học sinh nam của khối 5 là: 147:(3+4 )x3=63(h/s)
Số học sinh nữ của khối 5 là: 147-63=84(h/s)
Đáp số : h/s nam:63 h/s; h/s nữ :84 h/s
Bài 2. Dũng chia 64 viên bi cho Hùng và Mạnh. Cứ mỗi lần chia cho Hùng 3 viên thì lại chia cho Mạnh 5 viên bi. Hỏi Dũng đã chia cho Hùng bao nhiêu viên bi, cho Mạnh bao nhiêu viên bi?
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 ( phần)
Dũng đã chia cho Hùng số viên bi là: 64 : 8 x 3 = 24 ( viên bi )
Dũng đã chia cho Mạnh số viên bi là: 64 – 24 = 40 ( viên bi)
Đáp số: Hùng: 24 viên bi; Mạnh: 40 viên bi
6. Toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó:
– Học sinh cần hiểu được cơ sở của cách làm.
– Nắm được các bước giải bài toán.
– Giải tốt các dạng bài tập :
Dạng 1: Cho biết cả hiệu và tỉ số của hai số.
Bài 1. Mai có nhiều hơn Đào 27000 đồng. Biết số tiền của Đào gấp 3 số tiền của Mai. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền?
Bài giải:
Ta có sơ đồ:
Số tiền Mai: |—-|—-|—-|
Số tiền Đào:|—-|
Hiệu số phần bằng nhau là:
3-1=2(phần)
Giá trị 1 phần:
27000:2=13500(đồng)
Số tiền Mai có là:
13500×3=40500(đồng)
Số tiền Đào có là:
13500×1=13500(đồng)
Đáp số:
Mai 40500 đồng
Đào: 13500 đồng
Bài 2. Có hai mảnh vườn. Mảnh 1 có diện tích bằng 2/5 diện tích mảnh 2 và kém mảnh 2 là 1350 m2. Tính diện tích mỗi mảnh vườn.
Bài giải:
Vì diện tích mảnh 1 bằng 2/5 diện tích mảnh 2 nên diện tích mảnh 1 là 2 phần diện tích mảnh 2 là 5 phần
Diện tích mảnh 2 hơn diện tích mảnh 1 số phần là: 5-2=3 phần
Diện tích mảnh 1 là 1350:3 x2= 900 m2
Diện tích mảnh 2 là 900+1350=2250 m2
Dạng 2: Cho biết hiệu nhưng dấu tỉ số của chúng
Bài 1. Tìm hai số có hiệu là 516, biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 4.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là :4 – 1 = 3 ( phần )
Số lớn là : 516 : 3 x 4 = 688
Số bé là : 688 – 516 = 172
Đáp số : số lớn: 688; số bé : 172
Bài 2. Hai số có hiệu bằng 216, biết rằng nếu thêm một chữ số 0 vào bên phải số bé thì được số lớn.
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 10 – 1 = 9 ( phần)
Số bé là: 216 : 9 x 1 = 24
Số lớn là 216 : 9 x 10 = 240
Đáp số: số bé là 24, số lớn là 240
Dạng 3: Cho biết tỉ số nhưng dấu hiệu
Bài 1. Hiệu 2 số là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số. Số bé bằng 3/5 số lớn. Tìm mỗi số.
Bài giải:
Hiệu 2 số là số chẵn lớn nhất có 2 chữ số là : 98
Số lớn là :
( 500 + 98 ) : 2 = 299
Đáp số: số lớn là 299
Bài 2. Tìm hai số, biết số bé bằng 5/7 số lớn, và nếu lấy số lớn trừ số bé rồi cộng với hiệu của chúng thì được kết quả là 64.
Bài giải:
Hiệu của số lớn và số bé là: 64 : 2 = 32.
Hiệu số phần bằng nhau là: 7 – 5 = 2 (phần).
Số lớn là: 32 : 2 × 7 = 112.
Số bé là: 32 : 2 × 5 = 80.
Đáp số: Số lớn: 112; Số bé: 80.
7. Bài toán liên quan đến hai hiệu số:
Bài 1. “Tang tảng lúc trời mới rạng đông
Rủ nhau đi hái mấy quả bòng
Mỗi người 5 quả thừa 5 quả
Mỗi người 6 quả một người không”
Hỏi có bao nhiêu người, bao nhiêu quả bòng?
Bài giải:
Số bòng đủ chia hết cho mỗi người một quả hơn số bòng đủ chia hết cho 4 người 1 quả là: 5+4=9
Mỗi người 1qua hơn mỗi người 1/4 số quả là :1-1/4=3/4
Số người được chia bòng là 9:3/4=12( người)
Sô quả bòng là 12:4+ 5= 8( quả) Hoặc 1× 12 -4= 8( quả)
Bài 2. Hùng mua 16 quyển vở, Dũng mua 9 quyển vở cùng loại và trả ít hơn Hùng 22400 đồng. Hỏi mỗi bạn đã trả hết bao nhiêu tiền mua vở?
Bài giải:
Hùng mua nhiều hơn dũng số quyển vở là:
16-9=7(quyển)
Giá tiền của 1 quyển vở là:
224 000 : 7=32 000(đòng)
Số tiền bạn hùng phải trả là:
32 000 x 16= 512 000(đồng)
Số tiền bạn dũng phải trả là:
32 000 x 9 =288 000(đồng)
Đáp số: 288 000(đồng)
8. Bài toán trồng cây:
Bài 1. Trên một đoạn đường dài 780, người ta trồng cây hai bên đường, cứ cách 30m thì trồng một cây. Hỏi người ta đã trồng tất cả bao nhiêu cây? (Biết rằng hai đầu đường đều có trồng cây)
Bài giải:
Số cây người ta đã trồng là :
( 780 : 20 ) x 2 + 2 = 80 ( cây )
Đáp số : 80 cây
Bài 2. Người ta cưa một cây gỗ dài 6m thành những đoạn dài bằng nhau, mỗi đoạn dài 4 dm, mỗi lần cưa mất 2 phút. Hỏi phải cưa bao nhiêu lâu mới xong?
Bài giải:
Đổi: 6m=60dm
Cắt được số đoạn là: 60:4=15(đoạn)
Số lần cưa cần có là: 15-1=14( lần)
Thời gian để cắt cây gỗ là: 14*2=28(phút)
Đáp số: 28 phút