Nộp thuế đầy đủ là nghĩa vụ mà người dân phải đảm bảo thực hiện đối với Nhà nước. Vậy trường hợp cá nhân, doanh nghiệp vẫn đang còn nợ thuế thì có được xuất cảnh ra nước ngoài hay không? Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về vấn đề nợ thuế:
Tiền thuế nợ là các khoản tiền thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật nhưng đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách Nhà nước.
Nợ thuế được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức không đảm bảo hoàn tất việc đóng thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Về bản chất, thuế là nghĩa vụ mà người dân phải đảm bảo thực hiện trong các trường hợp cụ thể. Thuế là nghĩa vụ mà người dân phải đảm bảo thực hiện. Nó tạo nên sự công bằng trong hoạt động kinh doanh, tài chính của mọi người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế đất nước. Khi đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, người dân bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Trong trường hợp trốn thuế hoặc nợ thuế, các chủ thể liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thực tế hiện nay, việc nợ thuế vẫn diễn ra khá phổ biến tại nước ta. Xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, các cá nhân không đảm bảo hoàn thành việc đóng thuế theo quy định của Nhà nước. Vi phạm này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý Nhà nước, xã hội của cơ quan Nhà nước. Trong một số trường hợp, nó cùng là nguyên nhân gây nhũng loạn thị trường, làm bất ổn trật tự kinh tế xã hội.
Về cơ bản, trong trường hợp cá nhân, tổ chức nợ thuế, thì sẽ bị tiến hành cưỡng chế nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Khoản 1, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC Bộ Tài chính quy định về các trường hợp bị áp dụng cưỡng chế nộp thuế như sau:
+ Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn, hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
+ Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm về thuế.
+ Nếu quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
2. Các trường hợp bị cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật:
Theo quy định tại Điều 36 Luật xuất nhập cảnh, nếu rơi vào các trường hợp dưới đây, cá nhân sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh:
+ Trường hợp người xuất cảnh là bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
+ Đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
+ Trường hợp người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
+ Trường hợp người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
+ Trường hợp người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
+ Tạm hoãn nhập cảnh cũng được áp dụng đối với người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
+ Trường hợp người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh; người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh cũng bị tạm hoãn xuất cảnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu cá nhân thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ chưa được xuất cảnh khi có yêu cầu. Những trường hợp mà Nhà nước đưa ra để quy xét vào việc chưa được xuất cảnh đều là những trường hợp có tính chất vi phạm pháp luật. Mà tại đó, nếu để các chủ thể liên quan này xuất cảnh sẽ ảnh hưởng đến công tác xử lý tội phạm của cơ quan chức năng có thẩm quyền; ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
Đồng thời, quy định này giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý hải quan một cách chặt chẽ và rõ ràng nhất, tránh những trường hợp sai phạm không mong muốn có thể xảy ra.
Xét vào thực tế, hiện nay, song song với sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, sẽ tồn tại những vướng mắc, bất cập xoay quanh quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan. Chính vì vậy, quy định về việc chưa cho phép xuất cảnh đối với các trường hợp cụ thể sẽ giúp các cá nhân đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm trong công tác quản lý Nhà nước, xã hội của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hơn hết, nó thể hiện sự chặt chẽ, nhất quán trong công tác quản lý trật tự xã hội của Nhà nước ta.
3. Cá nhân, doanh nghiệp còn nợ thuế có được xuất cảnh không?
Hiện nay, số lượng cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế ở nước ta ngày càng nhiều. Việc nợ thuế của các cá nhân, doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Do cá nhân, doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính, không đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
+ Trong một số trường hợp cụ thể nhất định, cá nhân, doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Thực tế, việc cấm xuất cảnh đối với cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế hay không luôn tồn tại những ý kiến trái chiều nhất định. Có quan điểm cho rằng cần cấm xuất cảnh đối với các chủ thể nộp thuế để đảm bảo hoạt động đóng thuế được diễn ra đúng theo quy định. Ý kiến khác cho rằng, cá nhân, doanh nghiệp đôi khi cần xuất cảnh để thực hiện các dự án, hợp tác kinh doanh để thu lợi kinh tế. Nếu cấm xuất cảnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?
Theo quy định của Khoản 5 Điều 36 Luật xuất nhập cảnh, đối với trường hợp người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì sẽ bị hoãn nhập cảnh.
Như vậy, nếu cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế, và đang bị cưỡng chế nộp thuế thì cá nhân đó và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật xuất nhập cảnh 2019;
Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế