Cá nhân có thể ký hợp đồng kinh tế với công ty không? Chủ thể của hợp đồng kinh tế có thể là cá nhân không? Hợp đồng kinh tế giữa cá nhân và công ty có cần phải công chứng không?
Hợp đồng kinh tế là khái niệm được gọi và định nghĩa trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 trước đây, còn ngày nay được gọi là
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 trước đây đã xác định khái niệm hợp đồng kinh tế như sau :
“Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản ,tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá ,dịch vụ ,nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích khinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình .”(điều 1)
Theo khái niệm trên hợp đồng kinh tế được hiểu theo 2 nghĩa:
Theo nghĩa khách quan: Hợp đồng kinh tế là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế (còn gọi là chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế hay pháp luật về hợp đồng kinh tế) .
Là một chế định đặc thù của pháp luật về kinh doanh, chế độ hợp đồng kinh tế quy định: Các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế, điều kiện chủ thể hợp đồng kinh tế, thủ tục và trình tự ký kết hợp đồng kinh tế, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế, các nguyên tắc và nội dung thực hiện hợp đồng kinh tế, các điều kiện và giải quyết hậu quả cho việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng kinh tế, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế….
Quy định trên cho ta thấy rõ những tính chất ,đặc điểm của hợp đồng kinh tế trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự định hướng và điều tiết vĩ mô của nhà nước. Về thực chất, hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế đã ký kết ,đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng thông qua hình thức văn bản, phù hợp với pháp luật, với đạo đức và trật tự xã hội. Hợp đồng kinh tế là hình thức pháp lý của các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá -tiền tệ. Nó mang đầy đủ các yếu tố đặc trưng vốn có của hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế mới nhất trong Luật thương mại năm 2005 thì hợp đồng kinh tế (hợp đồng thương mại ngày nay) thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa :
– Thương nhân với thương nhân.
– Thương nhân với các bên có liên quan.
Như vậy, chủ thể của hợp đồng kinh tế ít nhất một bên phải là thương nhân, còn bên kia có thể là thương nhân hoặc các bên có liên quan.
– Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
– Các bên có liên quan ở đây có thể là: Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại); Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.
Về cá nhân hoạt động thương mại được xác định căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Hợp đồng kinh tế phải ký kết bằng văn bản và đây là một quy định bắt buộc mà các chủ thể của hợp đồng phải tuân theo. Văn bản này là sự ghi nhận rõ ràng về quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận với nhau, là cơ sở pháp lý để các bên tiến hành thực hiện các điều đã cam kết; để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của mối quan hệ kinh tế và giải quyết các tranh chấp, xử lý vi phạm nếu có.
→ Để được tư vấn các quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng kinh tế, tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí, vui lòng gọi cho chúng tôi qua Hotline: 1900.6568.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi công ty luật TNHH Dương gia. Tôi là một cá nhân có đủ năng lực và hành vi dân sự đầy đủ nay có một câu hỏi như sau: Hiện tại tôi đang là nhân viên kỹ thuật công ty cổ phần cơ khí 19-8, sản phẩm chính của công ty tôi là nhíp xe ô tô. Nay tôi có anh bạn là đại diện của một công ty TNHH nhờ lấy hộ một số sản phẩm nhíp xe ô tô. Để cho đảm bảo tôi muốn làm hợp đồng kinh tế, tôi là cá nhân nhưng anh ấy lại đại diện cho công ty thì có làm hợp đồng kinh tế được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế :
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Tuy nhiên Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực từ ngày 1/1/2006.Trong các văn bản pháp luật hiện hành không còn khái niệm và quy định cụ thể về hợp đồng kinh tế nữa, thay vào đó trong Luật thương mại năm 2005 có quy định về hợp đồng thương mại, và hợp đồng này sẽ thay thế cho hợp đồng kinh tế trong Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế đã hết hiệu lực.
Do đó, các giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình được thực hiện theo quy định của Luật thương mại 2005 và các văn bản có liên quan khác.
Theo trình bày của bạn, có một người bạn của bạn là đại diện một công ty TNHH muốn nhờ bạn lấy hộ một số sản phẩm nhíp xe ô tô và bạn muốn lập thành hợp đồng để đảm bảo giá trị pháp lý.
Mối quan hệ pháp lý giữa bạn, bạn của bạn với công ty nơi bạn làm khi bạn nhận lời nhờ từ người bạn mình có thể ràng buộc với nhau bằng hợp đồng kinh tế, vì đây là thỏa thuận giữa thương nhân (công ty bạn làm) với các bên có liên quan (bên bạn và bạn của bạn), nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại căn cứ theo những nội dung phân tích về hợp đồng kinh tế/thương mại ở đầu bài viết.
Mối quan hệ pháp lý giữa bạn và bạn của bạn khi người bạn mình nhờ lấy hộ một số sản phẩm nhíp xe ô tô là mối quan hệ dân sự thông thường và được ràng buộc với nhau bởi hợp đồng dân sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 385
Luật sư
Về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự căn cứ theo quy định tại Điều 117
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Như vậy, để hợp đồng dân sự có hiệu lực thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Pháp luật không quy định chủ thể của hợp đồng dân sự phải là pháp nhân hay tổ chức. Do đó nếu bạn là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bạn vẫn có quyền ký hợp đồng dân sự với công ty của người bạn mình.
Tóm lại, bạn vẫn ký được hợp đồng với công ty của người bạn bạn, nhưng không phải là hợp đồng kinh tế như bạn hỏi mà là hợp đồng dân sự, quy định về hợp đồng dân sự mình đã nêu ở trên. Còn công ty của người bạn của bạn muốn trực tiếp đến ký hợp đồng và mua sản phẩm nhíp xe ô tô trực tiếp tại công ty của bạn, thì công ty bạn của bạn sẽ phải ký hợp đồng thương mại (hay còn gọi là hợp đồng kinh tế theo pháp luật trước đây).
→ Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo! Để được hỗ trợ tư vấn luật qua điện thoại, lắng nghe ý kiến chính thức từ Luật sư, quý khách hàng vui lòng gọi cho chúng tôi qua Tổng đài Luật sư: 1900.6568