Trong thực tiễn, bù trừ nghĩa vụ tỏ ra là một biện pháp hiệu quả có thể được sử dụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. Vấn đề đặt ra là các quy định của pháp luật về bù trừ nghĩa vụ được thực hiện như thế nào trong thực tiễn sẽ được phân tích bởi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bù trừ nghĩa vụ là gì?
Bù trừ nghĩa vụ là Một hình thức chấm dứt nghĩa vụ giữa các nghĩa vụ cùng loại, đối nhau và cùng đến thời hạn hiệu lực. Khi các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại, đối với nhau cùng đến thời hạn thực hiện thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau. Trong trường hợp giá trị của nghĩa vụ phải thực hiện khác nhau, có sự chênh lệch về tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau, thì bên có giá trị của nghĩa vụ nhỏ hơn phải thanh toán phần chênh lệch cho bên có giá trị nghĩa vụ lớn hơn.
Bù trừ nghĩa vụ tạm dịch tiếng Anh là “Clearing obligations”.
2. Các yếu tố cấu thành quan hệ nghĩa vụ:
a) Chủ thể của nghĩa vụ
Chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung là những người tham gia quan hệ pháp luật đó. Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ là những người tham gia vào quan hệ nghĩa vụ, bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ mà họ tham gia.
Các chủ thể này khi tham gia một quan hệ nghĩa vụ sẽ thiết lập mối liên hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Trong đó, một bên được gọi là người có quyền, một bên được gọi là người có nghĩa vụ.
– Bên có quyền: Là một bên trong quan hệ nghĩa vụ được pháp luật bảo đảm quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của mình.
– Bên có nghĩa vụ: Là một bên trong quan hệ nghĩa vụ buộc phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của bên có quyền.
Tuỳ theo tính chất của từng quan hệ nghĩa vụ cụ thể mà có những quan hệ nghĩa vụ trong đó một bên chỉ có quyền yêu cầu nhưng không phải gánh vác nghĩa vụ, còn một bên có nghĩa vụ thực hiện cho bên kia công việc nhất định mà không có quyền yêu cầu. Những quan hệ nghĩa vụ ở dạng này được gọi là quan hệ đơn vụ. Mặt khác, trong phần lớn các quan hệ nghĩa vụ thì mỗi bên chủ thể tham gia đều có quyền yêu cầu bên kia thực hiện những hành vi nhất định nhằm đem lại lợi ích cho mình. Và ngược lại họ cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định nhằm đáp ứng lợi ích cho phía bên kia. Nghĩa là, trong những quan hệ nghĩa vụ, mỗi bên chủ thể vừa là người có quyền, vừa là người có nghĩa vụ. Những quan hệ nghĩa vụ ở dạng này được gọi là quan hệ song vụ. Khi xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong các quan hệ nghĩa vụ mang tính song vụ càn phải xem xét để xác định tương ứng với hành vi nhất định, chủ thể nào là người có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó.
b) Khách thể của nghĩa vụ
Ở góc độ lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các chủ thể hướng tới và nhằm đạt được. Quan hệ nghĩa vụ có đặc trưng cơ bản là quyền và nghĩa vụ của các bên luôn đối lập nhau một cách tương ứng. Vì vậy, trong các quan hệ nghĩa vụ, hướng tới quyền lợi của mình chính là việc chủ thể có quyền luôn hướng tới hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể phía bên kia. Ngược lại, để bên kia thực hiện lợi ích cho mình thì mỗi bên chủ thể đều phải quan tâm và thực hiện những hành vi nhất định để hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nói cách khác, hành vi thực hiện nghĩa vụ của các bên chủ thể luôn được sự quan tâm và hướng tới của các bên chủ thể. Chẳng hạn, trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng mua bán tài sản, để đạt được lợi ích của mình, bên mua quan tâm đến hành vi giao vật bán của bên bán, bên bán quan tâm đến hành vi trả tiền của bên mua. Mặt khác, để bên bán giao vật bán cho mình, bên mua phải thực hiện hành vi trả tiền, đe bên mua trả tiền, bên bán phải thực hiện hành vi giao vật. Vì vậy, hành vi thực hiện nghĩa vụ là khách thể trong quan hệ nghĩa vụ.
Khách thể của quan hệ nghĩa vụ là những xử sự của các bên chủ thể mà chỉ thông qua đó, quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các chủ thể mới được thực hiện.
Hành vi thực hiện nghĩa vụ là một phương tiện mà thông qua đó, quyền lợi của các chủ thể được thực hiện. Vì vậy, trong các quan hệ nghĩa vụ, hành vi là cái mà các chủ thể đều hướng tới, là khách thể nói chung của mọi quan hệ nghĩa vụ. Tuy nhiên, tương ứng với sự đa dạng của các quan hệ nghĩa vụ, hành vi là khách thể của quan hệ nghĩa vụ cũng rất đa dạng, phong phú.
Trong nhiều quan hệ nghĩa vụ, hành vi của các chủ thể gắn liền với một vật nhất định mà nếu không có vật đó sẽ không có hành vi. Ví dụ: Nếu không có vật bán sẽ không có hành vi giao vật bán. Vật được gắn liền với hành vi trong quan hệ nghĩa vụ, được gọi là đối tượng của nghĩa vụ. Đối tượng của nghĩa vụ có ý nghĩa quan trọng. Nếu thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của một bên, quyền của bên kia sẽ được thoả mãn thì chỉ thông qua tính chất, đặc điểm của đối tượng mới thấy được quyền của bên có quyền đã được thoả mãn ở mức độ nào. Vì vậy, trong các quan hệ nghĩa vụ mà hành vi với tư cách là khách thể của quan hệ nghĩa vụ đó gắn liền với vật thì bên có quyền không chỉ quan tâm tới hành vi mà còn quan tâm đến vật gắn liền vói hành vi đó.
Hành vi (sự xử sự của các chủ thể) có thể được thể hiện ở dạng hành động (tác vi) nhưng cũng có thể được thể hiện ở dạng không hành động (bất tác vi). Nếu hành vi là hành động và kết quả được tạo ra từ hành vi đó là vật cụ thể thì hành vi này được gọi là hành vi được vật chất hoá. Trái lại, nếu kết quả đó không phải là một vật cụ thể, thì hành vi này là hành vi không được vật chất hoá. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp hành vi còn tồn tại ở dạng không hành động (khi đối tượng của nghĩa vụ là một công việc không được làm). Trong những trường hợp này, người ta quan tâm đến sự “bất động” của nhau, vì chính sự “bất động” đó sẽ bảo đảm lợi ích cho bên có quyền.
3. Quy định về thực hiện bù nghĩa vụ bù trừ:
3.1. Nguyên tắc thực hiện:
Bù trừ nghĩa vụ được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với những giao dịch được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản theo các nguyên tắc sau đây:
– Trường hợp hai bên có nghĩa vụ với nhau về tài sản cùng loại thì khi đến hạn không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Trường hợp giá trị tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch;
– Những vật được định giá thành tiền được bù trừ nghĩa vụ trả tiền.
3.2. Điều kiện thực hiện:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 378 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác”
Căn cứ theo đó, để bù trừ nghĩa vụ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất, các bên có cùng nghĩa vụ
“Bù trừ được áp dụng trong trường hợp các bên có cùng nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau.”
Bù trừ nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi tồn tại hai nghĩa vụ đối với hai chủ thể khác nhau. Ở đây mỗi chủ thể là người có quyền vừa là người có nghĩa vụ với chủ thể còn lại với tư cách cá nhân, nếu chỉ tồn tại một bên có nghĩa vụ thì không thể tiến hành bù trừ nghĩa vụ
– Thứ hai, các nghĩa vụ về tài sản cùng loại
+ Nghĩa vụ không mang yếu tố tài sản không được bù trừ
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Như vậy, tài sản cùng loại là tài sản được thể hiện cùng dưới 01 hình thức. Tuy nhiên, Nghĩa vụ về tài sản ở đây thường là nghĩa vụ giao một tài sản nhưng cũng có thể thực hiện một công việc (Khoản 3 Điều 378 Bộ luật dân sự 2015)
– Thứ ba, các nghĩa vụ cùng đến hạn
Nghĩa vụ ùng đến hạn tức là cùng đến thời hạn thực hiện. Nếu một nghĩa vụ đến hạn một nghĩa vụ chưa đến thì không thể bù trừ , bù trừ chỉ được tiến hành khi nghĩa vụ thứ hai đến hạn thực hiện
– Thứ tư, không thuộc trường hợp không được bù trừ quy định tại Điều 379 Bộ luật dân sự 2015:
+ Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Nghĩa vụ khác do luật quy định.
3.3. Hệ quả của áp dụng bù trừ nghĩa vụ:
– Nghĩa vụ chấm dứt: Cả hai nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ được bù trừ, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ ban đầu với nhau nữa
– Phạm vi chấm dứt nghĩa vụ: Các nghĩa vụ dân sự được bù trừ có giá trị ngang nhau thì các nghĩa vụ này đều chấm dứt toàn bộ. Trường hợp nghĩa vụ bù trừ không ngang nhau hoặc công việc không tương đương thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch (khoản 3 Điều 379, BLDS 2015)
– Thời điểm chấm dứt nghĩa vụ
+ Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ được bù trừ cùng đến hạn
+ Trường hợp có nghĩa vụ đến hạn trước nghĩa vụ đến hạn sau, thì bù trừ nghĩa vụ tiến hành thời điểm nghĩa vụ hai đến hạn.
– Đối với biện pháp bảo đảm: Bù trừ có hệ quả làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Do đó các biện pháp đối với các nghĩa vụ chấm dứt do nghĩa vụ chấm dứt cũng chấm dứt trong trường hợp bù trừ nghĩa vụ. Thêm một lưu ý là Khoản 3 Điều 339 BLDS 2015 có quy định “bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh”.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Ngân hàng năm 2015;
–