Khi tham gia giao thông đường bộ, chúng ta thường nhìn thấy các trạm thu phí tên là “trạm thu phí BOT”, đặc biệt khi di chuyển trên các tuyến đường cao tốc mới hoàn thành. Vậy đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi rằng “BOT” là gì?
Mục lục bài viết
1. BOT là gì?
BOT là một trong các loại hợp đồng theo hình thức đối tác công tư với ý nghĩa là
Bản thân BOT là một từ được ghép bởi chữ cái đầu của các từ tiếng Anh, cụ thể là: Build – Operate – Transfer (tương ứng với xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Cách đặt tên hợp đồng dự án theo chữ cái viết tắt như vậy giúp mọi người hình dung được quy trình thực hiện một dự án BOT sẽ gồm các bước ra sao và trách nhiệm của các bên tham gia giao kết hợp đồng trong từng bước là như thế nào.
2. Quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức BOT:
Chủ thể tham gia hợp đồng
Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký kết giữa một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư tương tự với các hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP) khác.
Các lĩnh vực đầu tư
Nhà nước khuyến khích việc thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư nói chung và hợp đồng BOT nói riêng trong các lĩnh vực sau đây:
– Giao thông vận tải;
– Nhà máy điện, đường dây tải điện;
– Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang;
– Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư;
– Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin;
– Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
– Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Phân loại dự án
Dự án theo hợp đồng đối tác công tư nói chung và dự án BOT nói riêng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C theo tiêu chí quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 Luật Đầu tư công 2019.
Trình tự thực hiện dự án
Trừ trường hợp dự án ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT thực hiện theo quy định tại Chương V
Bước 1: Lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư và công bố dự án;
Bước 2: Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;
Bước 3: Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
Bước 4: Đàm phán, thành lập doanh nghiệp dự án (nếu có), ký kết hợp đồng dự án;
Bước 5: Triển khai thực hiện dự án; quyết toán và chuyển giao công trình.
Lưu ý: Dự án nhóm C không phải lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư quy định tại Bước 1 như trên nhưng phải công bố dự án sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.
Nội dung của hợp đồng BOT
Căn cứ mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án, các bên có thể thỏa thuận toàn bộ hoặc một số nội dung cơ bản sau đây:
– Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án;
– Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp;
– Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;
– Giá trị, điều kiện, tỷ lệ và tiến độ thực hiện phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có);
– Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan;
– Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
– Thi công xây dựng; yêu cầu về kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu, quyết toán công trình dự án hoàn thành;
– Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao công trình;
– Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;
– Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay;
– Phân chia rủi ro và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng bao gồm cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền (trường hợp ủy quyền ký kết) và nhà đầu tư; nguyên tắc xử lý khi phát sinh tranh chấp; sự kiện bất khả kháng;
– Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);
– Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh chấp;
– Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;
– Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;
– Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.
Xác định giá trị phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP
– Giá trị phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP được xem xét trên cơ sở phương án tài chính, khả năng cân đối của nguồn vốn và các nguồn lực khác.
– Trường hợp vốn góp của Nhà nước là tài sản công, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định giá trị theo pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công, làm cơ sở xác định vốn góp của Nhà nước trong dự án.
– Cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này xác định giá trị phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
– Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị tài sản công tham gia trong dự án PPP.
Quyết toán công trình dự án BOT
– Kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thực hiện thủ tục quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong thời hạn sau đây:
+ Đối với dự án quan trọng quốc gia, nhóm A: 09 tháng;
+ Đối với dự án nhóm B: 06 tháng;
+ Đối với dự án nhóm C: 03 tháng.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận trong hợp đồng dự án với nhà đầu tư việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập, có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình dự án.
– Sau khi thực hiện quyết toán công trình dự án, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Tài chính để tổng hợp, theo dõi.
– Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể thực hiện các thủ tục về quyết toán công trình dự án BOT.
Chuyển giao công trình dự án
– Đối với hợp đồng dự án có quy định về việc chuyển giao công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng dự án các điều kiện, thủ tục chuyển giao.
– Việc chuyển giao công trình dự án được thực hiện theo điều kiện và thủ tục sau đây:
+ Một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời hạn thỏa thuận tại hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao công trình, thủ tục, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ;
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình;
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải bảo đảm tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp hợp đồng dự án có quy định khác;
+ Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ, đại tu để bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án;
+ Sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền.
Ưu đãi đầu tư
Để có thể thu hút được vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, Nhà nước có tạo một số điều kiện về ưu đãi đầu tư như sau:
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn hoặc được giảm tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
3. So sánh hợp đồng BOT với các hợp đồng thuộc diện PPP khác:
Ngoài khái niệm hợp đồng BOT,
Với hợp đồng BOT, như đã phân tích, là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
Với hợp đồng BTO (Build – Transfer – Operate), là
Còn với hợp đồng BT (Build – Transfer), là loại Hợp đồng xây dựng – chuyển giao với hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.