Tình thế cấp thiết là gì? Bồi thường trong trường hợp vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết?
Trong việc các bên thực hiện hành động giao kết hợp đồng để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong cuộc sống, theo đó để đảm bảo trách nhiệm của các bên tham gia vào hợp đồng dân sự thì pháp luật đã có những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó, việc quy định này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lẽ công bằng mà pháp luật muốn hướng tới. Chính vì thế mà các bên trong giao kết hợp đồng mà có hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Bên cạnh đó, pháp luật cũng có quy định đối với những trường hợp gây thiệt hại được pháp luật cho phép thì chủ thể gây thiệt hại sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối hành vi gây thiệt hại trong hợp đồng đó. Mà trường hợp này được xác định là trường hợp gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết được biết đến như là một minh chứng trong việc loại trừ trách nhiệm bồi thường đối với chủ thể có hành vi gây thiệt hại.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định về việc cá nhân lợi dụng quy định này mà vi phạm hợp đồng do đó đã có quy định về trách nhiệm bồi thường trong trường hợp vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết. Vật pháp luật Dân sự hiện hành quy định như thế nào về việc bồi thường trong trường hợp vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết? Trong bài viết này, luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về trong trường hợp vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết như sau:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Tình thế cấp thiết là gì?
Thuật ngữ “Tình thế cấp thiết” trên cơ sở quy định tại Điều 23
Từ quy định trên thì có thể thấy rằng tình thế cấp thiết là tình thế của một người đứng trước sự đe doạ đến một lợi ích được pháp luật bảo vệ, đồng thời muốn bảo vệ lợi ích này, người ta không còn cách nào khác là phải gây thiệt hại cho một lợi ích khác nhỏ hơn cũng được pháp luật bảo vệ để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn.
Bên cạnh đó thì khái niệm tình thế cấp thiết được quy định tại Điều 171 của
Chính vì, pháp luật hiện hành có quy định về tình thế cấp thiết và nêu ra những tính hợp lý của nó trong thực tế mà về mặt xã hội, cho nên đa phần khi các bên tham gia vào các giao dịch dân sự đều coi việc hành động trong tình thế cấp thiết là hành động có ích. Còn về mặt hình sự hành động này không bị coi là tội phạm. Chế định tình thế cấp thiết được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lí, khuyến khích mọi người có hành động có ích, phù hợp với yêu cầu của xã hội khi đứng trước thực tế một thiệt hại đang xảy ra hoặc đang bị đe dọa xảy ra ngay.
Cũng như phòng vệ chính đáng, hành động trong tình thế cấp thiết là quyền của mỗi cá nhân. Để hướng mọi người thực hiện đúng quyền này của mình, Điều 23 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy đỉnh rõ cơ sở, nội dung và phạm vi của quyền hành động trong tình thế cấp thiết. Trong xã hội, việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, của bản thân mình cũng như của người khác luôn luôn được đặt trong mối quan hệ khăng khít giữa lợi ích chung và lợi ích riêng; giữa cái cần thiết và cái có thể và cần phải hy sinh để bảo vệ cái cần thiết đó.
2. Bồi thường trong trường hợp vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết
Trên cơ sở quy định về tình thế cấp thiết ở trên, đã giúp chúng ta hiểu hơn về khái niệm của tình thế cấp thiết và những nội dung và lợi ích của nó đem lại về mặt xã hội của pháp luật hình sự và pháp luật dân sự trong vấn đề này. Thì trong mục 2 này, tác giả sẽ đi theo phân tích quy định của pháp luật Dân sự về tình thế cấp thiết trong hợp đồng, mà cụ thể ở đây là vấn đề bồi thường trong trường hợp vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết. Do đó, theo quy định tại Điều 595 Bộ luật dân sự 2015 thì chủ thể gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết được loại trừ trách nhiệm bồi thường. Như vậy, để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có nguy cơ đang thực tế đe dọa cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nguồn gốc gây nên sự nguy hiểm đối với lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ có thể là do: hành vi nguy hiểm của con người, tác động của thiên nhiên. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định đó thì chủ thể tham gia trong hợp đồng dân sự cũng cần lưu ý là nguy cơ đe dọa gây thiệt hại nhưng thiệt hại chưa xảy ra. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mục đích của tình thế cấp thiết là để bảo vệ bảo vệ lợi ích lớn hơn bằng cách hy sinh lợi ích nhỏ hơn, nếu như người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây thiệt hại lớn hơn để bảo vệ một lợi ích nhỏ hơn thì hành động đó không được coi là hành động có ích nữa
Chính vì vậy, bản thân người gây thiệt hại phải căn cứ, cân nhắc, tính toán về nguy cơ này. Bởi vì, điều này được xem là sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết. Do đó, trong trường hợp một người hành động để gây thiệt hại trong khi nguy hiểm đe dọa chua thực sự sảy ra thì theo như quy định của pháp luật đối với hành vi này không thể coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết bởi vì không thể dựa vào sự phỏng đoán sự đe dọa này chỉ theo suy đoán chủ quan của người gây thiệt hại, thực tế có thể xảy ra hoặc không mà người đó đã có hành vi gây thiệt hại thì cũng không thể coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết.
Thứ hai, sự đe dọa thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải có thật, đang xảy ra và chưa kết thúc. Bởi lẽ, sự nguy hiểm tuy mới đang đe doạ ngay tức khắc đến các lợi ích cần bảo vệ, nhưng phải là sự nguy hiểm thực tế, phải có thật, tồn tại khách quan, không phải do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì pháp luật hiện hành mới có thể dựa vào đấy để xác định hành vi gây thiệt hại có phải là do có nguy hiểm đe dọa hay không.
Thứ ba, việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là biện pháp duy nhất để khắc phục nguy cơ đó. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với việc chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì việc gây thiệt hại phải là biện pháp duy nhất để khắc phục nguy cơ đó. Chính vì vậy, để xác định một hành vi gây thiệt hại có phải thuộc tình thế cấp thiết hay không thì phải so sánh được giữa phần lợi ích được hy sinh và lợi ích được bảo vệ.
Thứ tư, Để được xác định là không phải bồi thường do hành vi vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết thì thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Ngoài ra trong quá trình gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết bản thân của chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại phải cân nhắc, tính toán thiệt hơn giữa thiệt hại mà chủ thể này sắp gây ra và hậu quả có thể xảy ra cho đối tượng mà chủ thể này sắp bảo vệ khi có nguy cơ đe dọa gây thiệt hại thì sẽ như thế nào để tránh trường hợp phỉ bồi thường do hành vi vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết của mình gây nên.
Như vậy, để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt dân sự phải tuân thủ các điều kiện trên. Nếu như vi phạm một trong bốn điều kiện trên thì chủ thể gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 595 Bộ luật Dân sự 2015: “Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại.”
Từ những quy định trên, thì chủ thể gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết chỉ phải bồi thường phần vượt quá phần lợi ích cần hy sinh để bảo vệ phần lợi ích lớn hơn. Phần lợi ích cần hy sinh thuộc trách nhiệm bồi thường của chủ thể đã gây ra tình thế cấp thiết. Tại khoản 2 Điều 595 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định: “Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Hơn nữa, không phải lúc nào các thiệt hại xảy ra cũng mang tính định lượng để có thể so sánh thiệt hại nào là lớn hơn và thiệt hại nào là nhỏ hơn.