Mặc dù bồi thường thiệt hại là một trong những chế định có sớm nhất và quan trọng nhất của pháp luật dân sự thế nhưng hiện nay vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng đang là một vấn đề lớn của xã hội. Bài viết dưới đây sẽ đi vào làm rõ những nguyên tắc cũng như quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?
- 2 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
- 2.1 2.1. Nguồn gốc phát sinh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
- 2.2 2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
- 2.3 2.3. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo Bộ luật dân sự:
- 2.4 2.4. Phương thức thực hiện:
- 2.5 2.5. Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
1. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là gì?
Nhìn từ thực tiễn, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại
Nhìn từ góc độ khoa học pháp lý, trong lĩnh vực dân sự, có nhiều nguyên nhân khiến hợp đồng không thể thực hiện được, mọi người sẽ đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại. Theo BLDS năm 2015, định nghĩa “Bồi thường thiệt hại” là việc mà bên gây ra thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng phải bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo đó “Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng” được biết đến là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh khi có sự vi phạm về nghĩa vụ của một bên chủ thể gây thiệt hại cho bên còn lại, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Bồi thường thiệt hại – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ “Liability for compensation”
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng tiếng Anh tạm dịch là “Compensation for damages in contracts”.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
2.1. Nguồn gốc phát sinh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Mỗi lại thiệt hại trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng sẽ có những sự khác biệt về nguồn gốc phát sinh. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được xây dựng nên bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.
2.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được Bộ luật Dân sự quy định như sau:
Có hành vi vi phạm hợp đồng: Để có hành vi vi phạm hợp đồng thì trước hết phải có hợp đồng có hiệu lực và hành vi vi phạm được quy định trong hợp đồng. Nếu như có hành vi vi phạm nhưng hợp đồng không còn hiệu lực hoặc bị vô hiệu phần nghĩa vụ bị vi phạm thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Hành vi vi phạm chính là nghĩa vụ của bên vi phạm cần phải thực hiện. Tuy nhiên, chủ thể có nghĩa vụ ấy không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
Có thiệt hại thực tế: Sẽ không phát sinh nghĩa vụ bồi thường nếu như không có thiệt hại xảy ra bởi lẽ bồi thường chính là một biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thực tế xảy ra: Thực chất, đây là đòi hỏi về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Hành vi vi phạm phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những thiệt hại đó. Những thiệt hại gián tiếp xuất hiện do có sự vi phạm hợp đồng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.
Có lỗi của người vi phạm nghĩa vụ: Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, người có quyền chỉ cần chứng minh được hành vi vi phạm của bên kia chứ không cần chứng minh lỗi. Vì lỗi trong trường hợp này là lỗi suy đoán.
2.3. Quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo Bộ luật dân sự:
Dựa vào quy định tại Điều 585,
“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Theo đó, nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng cần đầy đủ có những yếu tố sau:
– Bồi thường toàn bộ và kịp thiệt hại:
Là việc người gây thiệt hại phải bồi thường tất cả thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
Nguyên tắc này được áp dụng khi:
+ Người gây thiệt hại có lỗi cố ý dù thiệt hại xảy ra lớn hơn hay nhỏ hơn so với hoàn cảnh kinh tế của họ.
+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý nhưng họ có khả năng để thực hiện việc bồi thường.
+ Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt của họ nhưng về lâu dài họ lại có khả năng kinh tế để thực hiện việc bồi thường.
– Bồi thường một phần thiệt hại:
– Bồi thường một phần thiệt hại được hiểu là mức bồi thường mà người gây thiệt hại phải thực hiện nhỏ hơn so với thiệt hại đã xảy ra.
– Nguyên tắc này chỉ được áp dụng khi việc gây thiệt hại có đủ hai yếu tố:
+ Về mặt chủ quan: Người có hành vi trái pháp luật không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc đã thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng do cẩu thả hoặc quá tự tin cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được nên đã thực hiện hành vi đó và đã gây ra thiệt hại ngoài mong muốn của mình (lỗi vô ý).
+ Về mặt khách quan: Xét về hoàn cảnh hiện tại cũng như lâu dài, người gây thiệt hại không có khả năng kinh tế để bồi thường toàn bộ thiệt hại vì thiệt hại xảy ra quá lớn đối với khả năng kinh tế của họ.
– Thay đổi mức bồi thường thiệt hại:
Mức bồi thường thiệt hại đã được ấn định theo thoả thuận của các bên hoặc do Toà án quyết định có thể sẽ không còn phù hợp sau một thời gian nhất định. Nếu mức bồi thường đó không còn phù hợp với thực tế thì Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có thể thay đổi mức bồi thường khi có yêu cầu của một trong các bên đương sự.
Để việc thay đổi mức bồi thường được phù hợp, Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải xem xét điều kiện thực tế của các bên, xem xét về thời giá thị trường… Chẳng hạn, người được bồi thường có thu nhập trở lại hoặc đã tăng thu nhập, người phải bồi thường quá khó khăn về kinh tế…
2.4. Phương thức thực hiện:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng được thực hiện bởi hai hình thức như sau:
+ Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng (thể hiện bản chất thỏa thuận của hợp đồng).
2.5. Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Giống như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định dựa trên sự thỏa thuận của các đương sự.
Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong hợp đồng của
Thiệt hại thực tế được xác định dựa theo các căn cứ sau: Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Ngoài ra chủ thể bị thiệt hại còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
* Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–