Khái quát chung về bồi thường thiệt hại? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại? Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng được quy định trong
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về bồi thường thiệt hại:
Theo khoản 1 Điều 584
Áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được lập ra nhằm mục đích là khắc phục và đền bù những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu từ hành vi gây thiệt hại cũng như có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại. Bồi thường thiệt hại là cơ sở nhằm duy trì trật tự xã hội, đảm bảo cho lẽ công bằng trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Trên thực tế luôn tồn tại một quy luật khách quan của thực tiễn cho thấy rằng: khi một người nào đó gây ra thiệt hại (dù vô tình hay cố ý) thì phải chịu trách nhiệm đối với hành vi mình gây ra đối với người bị thiệt hại. Cho tới hiện tại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không còn là quy tắc đạo đức mà đã được pháp điển hóa, ghi nhận thành một chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Đây là một hình thức trách nhiệm dân sự được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trong các hình thức trách nhiệm dân sự trong hợp đồng thì bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm thông dụng nhất và được sử dụng rất nhiều trong thực tế.
2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Theo quy định của Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 thì bồi thường thiệt hại được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
– Thiệt hại trên thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể tự thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác về việc bồi thường thiệt hại.
– Người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Cần lưu ý rằng khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Ngoài ra, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Các bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Ngày nay các nguyên tắc bồi thường đa phần chỉ áp dụng được đối với trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, bởi vì bằng cách này hay cách khác, giá trị của tài sản bị xâm phạm đều co thể được xác định cụ thể bằng các đơn vị đo lường trên thực tế.
Còn đối với các trường hợp đối tượng bị xâm phạm là các giá trị nhân thân ví dụ như sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín thì việc xác định thiệt hại trên thực tế sẽ rất khó, bởi vì các giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là các đại lượng ngang giá nên không thể dùng tiền để đo giá trị nhân thân bị tổn hại. Bởi vì vậy, khi các giá trị nhân thân bị các chủ thể hay các tổ chức xâm phạm, mức độ bồi thường thiệt hại chỉ là tương đối chứ không thể tuyệt đối ví dụ như trường hợp xâm phạm tài sản.
Đối với nguyên tắc bồi thường thiệt hại kịp thời được hiểu là ngay khi thiệt hại được xảy ra, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải nhanh chóng khắc phục tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu. Việc khắc phục này cần phải được thực hiện trước khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại được Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền thỏa thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ đó. Cũng chính bởi vậy trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về tất cả các vấn đề liên quan đến vụ việc cụ thể như mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Việc thỏa thuận này có thể diễn ra trước, trong hoặc sau khi tranh chấp về bồi thường thiệt hại đã được Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận trước đó, các vấn đề pháp lý có liên quan đến bồi thường thiệt hại sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
3.1. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Trên thực tế, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm các loại trách nhiệm sau đây, cụ thể là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
Trong đó:
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm mà các chủ thể gây ra thiệt hại bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm những tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Các chủ thể gây ra thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai thì còn phải thực hiện việc bồi thường một khoản tiền để nhằm mục đích bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
3.2. Cơ sở bồi thường thiệt hại:
Ta nhận thấy rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ được đặt ra khi các chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại cho các chủ thể khác trên thực tế. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Các chủ thể có hành vi trái pháp luật:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể chỉ được phát sinh khi và chỉ khi có hành vi trái pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng với người có hành vi đó.
Khi một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ theo quy định.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể là các trường hợp sau đây:
+ Thứ nhất: Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền thì người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại.
+ Thứ hai: Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng thì người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại.
– Thứ hai: Có thiệt hại xảy ra trong thực tế:
Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm các thiệt hại sau:
+ Những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn.
+ Những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản.
+ Những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Những thiệt hại này được chia làm 2 loại cụ thể sau:
+ Thiệt hại trực tiếp ví dụ như:
Thiệt hại về chi phí thực tế và hợp lý: đây là những khoản hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia gây ra.
Thiệt hại về tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
+ Thiệt hại gián tiếp: đây là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Thứ ba: Có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra:
Hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì việc xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra để tránh sai lầm khi áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thứ tư: Do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự:
Lỗi là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi do cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ các trường hợp đã có thỏa thuận trước đó hoặc pháp luật quy định khác.
Như vậy khi áp dụng các quy định về trách nhiệm dân sự không cần xác định mức lỗi của người vi phạm là vô ý hay cố ý nếu các bên không có thỏa thuận và không có quy định pháp luật khác.