Người làm công, người học nghề là gì? Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra?
Trong cuộc sống sịnh hoạt hàng ngày thì đa phần người dân dựa vào việc đi làm thuê, làm công cho người khác để lấy tiền lương phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, bên cạnh đó có một phần tham gia vào các khóa đạo tạo nghề để rồi trở thành những học viên học nghề có kinh nghiệm tham gia vào quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất. Nhưng trong quá trình làm công hoặc học nghề mà cá nhân gây ra thiệt hại là vô ý hoặc cố ý thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? Pháp luật nước ta đã dự liệu được về việc trách nhiệm bồi tường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra cho nên đã có các quy định của
Tuy nhiên, những quy định này thường hơi xa với đối với những người lao động trong việc tìm hiểu về pháp luật để bảo về quyền lợi của mình. Chính vì vậy mà trong bài viết dưới đây, Luật dương Gia sẽ giúp quý bạn đọc tìm hiểu về việc bồi tường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Người làm công, người học nghề là gì?
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 16
Từ quy định về hợp đồng học nghề được nêu ra ở trên thì có thể hiểu một cách đơn giản về người học nghề là người tham gia học nghề tại cơ sở dạy nghề như trường nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh… Người học nghề là người đang theo học một nghề nghiệp có tính chuyên môn trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học để sau này hành nghề. Ở một khía cạnh khác thì người học nghề được quy định là người tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp tại các cơ sở có chức năng dạy nghề hoặc chỉ đơn giản học nghề thông qua việc làm công hằng ngày. Trong quá trình học nghề người này phải chịu sự quản lý và điều động công việc có liên quan đến việc hình thành các kỹ năng nghề nghiệp
Bên cạnh khái niệm về người học nghề thì người làm công cũng được hiểu là người được thuê mướn theo hợp đồng hoặc theo thông lệ để làm các công việc thường có tính ổn định không cao, thường không có các đòi hỏi nhiều về tay nghề ở các cơ sở kinh doanh sản xuất ở quy mô nhỏ hoặc chỉ đơn giản là làm việc theo thời vụ. Người này vẫn chịu sự điều động và quản lý của chủ cơ sở hoặc người thuê mướn nhưng mức độ ràng buộc là lỏng lẻo hơn so với pháp nhân. Bân cạnh đó cũng có các quy định về người sử dụng người làm công được xác định trên cơ sở của pháp luật thì người sử dụng không phải là chủ thể có tư cách pháp nhân, trong trường hợp ngược lại thì áp dụng Điều 597
Để làm rõ hơn khái niệm về người làm công được nêu ở trên thì theo khoản 5 Điều 3 Luật Việc làm 2013, việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa cấp xã. Theo đó, người làm công là người làm công việc tạm thời có trả công trong việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp xã. Người làm công là người thực hiện một công việc thường xuyên hay vụ việc để nhận một khoản tiền. Người làm công khác với người lao động. Người lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, có kí hợp đồng với tổ chức, doanh nghiệp và được hưởng các chế độ theo luật lao động quy định
Đối với những chủ thể là người làm công, người học nghề, người sử dụng người làm công và người học nghề thì được xác định là có các mối quan hệ trong trường hợp khi quan hệ giữa người làm công, người học nghề với cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có sử dụng người làm công, người học nghề đó. Hay được xác lập quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có sử dụng người làm công, người học nghề đó với người bị thiệt hại. Hoặc thiệt hại gây ra do lỗi của người làm công, người học nghề với người bị hại thì họ sẽ có các mối quan hệ với nhau.
2. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi hiện là lái xe thuê cho công ty taxi. Tháng trước tôi không may để xảy ra va chạm với 1 xe ô tô Honda CRV khác đang đỗ trên vỉa hè. Hậu quả 2 xe hư hỏng nặng. Về phía bên chủ xe CRV có yêu cầu tôi phải đặt cọc ra 1 khoản tiền là 50 triệu để làm tin rồi kéo xe về hãng để sửa chữa nếu không đến 50 triệu thì phía chủ xe sẽ xe trả số còn lại. Nếu hơn thì phải bù vào vì là lái xe thuê nên không có đủ tiền và sau đó công ty phải ứng 50 triệu trước cho bên chủ xe CRV. Sau khi sửa xong chi phí lên tới 57 triệu. Và bên công ty yêu cầu tôi phải đóng 7 triệu còn lại vào số 50 triệu công ty đã ứng ra để trả cho chủ xe CRV. Tôi muốn hỏi luật sư trong trường hợp của tôi nếu tôi không có khả năng đóng nốt số 7 triệu đó và công ty phải ứng nốt ra chi trả thì tôi có phải chịu trách nhiệm với số tiền sửa chữa trên không? Và về phía công ty thì tôi có phải chịu trách nhiệm gì với cái số tiền mà công ty phải bỏ tiền mặt ra để ứng giải quyết cho tôi trong khi tôi không có 1 đồng nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 584 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên, bên nào có lỗi gây ra thiệt hại về tài sản cho người khác thì phải bồi thường. Như vậy, nếu bạn có lỗi gây ra thiệt hại cho chiếc xe ô tô CRV thì bạn phải bồi thường thiệt hại cho chủ xe CRV.
Các khoản bạn phải bồi thường theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Theo như bạn trình bày, bạn là người lái xe thuê cho công ty taxi, là người làm công thì công ty sẽ đứng ra trả tiền sửa chữa xe cho chủ xe CRV, sau đó bạn phải hoàn trả lại cho công ty số tiền này theo quy định tại Điều 600 Bộ Luật Dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với trường hợp người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công thì chủ của cơ sở và người sử dụng lao đồng này có quyền trực tiếp yêu cầu người làm công, người học nghề phải thực hiện nghĩa hoàn trả một khoản tiền để bồi thường và bụ đắp những thiệt hại mà người này đã gây ra. Mặt khác thì nếu lỗi trong việc gây thiệt hạ thuộc về người làm công, người học nghề thì cá nhân, tổ chức hoặc chủ thể khác giao công việc cho người làm công, người học nghề có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề phải hoàn trả một khoản tiền nhất định.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc bồi thường thiệt hại trong việc do người làm cồng người học việc gây ra còn tùy thuộc vào tính chất và hình thức công việc mà xem xét đố chiếu theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này để đưa ra quyết định về việc trách nhiệm bồi thường này thuộc về chủ sở hay là thuộc về người làm công và người học nghề. Trong trường hợp người làm công, người học nghề gây thiệt hại khi thực hiện công việc được giao thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công phải bồi thường thiệt hại. Còn trường hợp người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề hoàn trả một khoản tiền dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.