Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm dân sự mà theo đó người nào có hành vi vi phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt. Vậy bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng tài sản được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng tài sản:
Chiếm hữu được hiểu đó là việc chủ thể có thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Quyền sử dụng được hiểu là quyền khai thác các công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng còn bao gồm các quyền như quyền lựa chọn cách sử dụng tài sản và quyền không sử dụng tài sản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về vệc Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
– Chủ sở hữu của tài sản chiếm hữu về tài sản;
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý về tài sản;
– Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật hiện nay;
– Người phát hiện ra tài sản và giữ các tài sản vô chủ, những tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, những tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, hoặc bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, những vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Nếu trường hợp việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định các trường hợp trên thì đó được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Người nhận chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản thường được xác định là người có đủ năng lực xác lập và thực hiện giao dịch nên họ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, căn cứ để xác định bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào thỏa thuận giữa họ với chủ sở hữu tài sản.
Nếu trong trường hợp khi chuyển giao tài sản, chủ sở hữu và người được chuyển giao đã có thỏa thuận thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ do tài sản gây ra sẽ căn cứ vào thỏa thuận đó.
Nếu trường hợp giữa chủ sở hữu và người được chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản không có thỏa thuận về việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì nếu trường hợp khi tài sản gây thiệt hại, người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản sẽ phải bồi thường thiệt hại.
2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được xác định như thế nào?
Câu hỏi: Chị Thanh Thúy ở Hải Dương đặt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Con tôi 15 tuổi có sang nhà hàng xóm chơi. Do con tôi còn nhỏ, hiếu động nên trong thời gian con tôi chơi ở nhà hàng xóm có ném quả bóng vào chiếc xe ô tô làm hỏng chiếc xe ô tô của nhà hàng xóm. Nhà hàng xóm đã bắt bồi con tôi bồi thường do làm hỏng chiếc xe đó. Con tôi chưa đủ 18 tuổi vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp của con tôi như vậy đã đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa, và các xác định năng lực trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào chị Thúy, cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của chị như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
– Người từ đủ mười tám tuổi trở lên nếu gây thiệt hại thì sẽ phải tự bồi thường đối với thiệt hại đã gây ra.
– Người chưa đủ mười lăm tuổi trường hợp gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ sẽ là người có trách nhiệm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu như không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nếu trường hợp gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó sẽ được dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm bồi thường; nếu trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ sẽ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp gây ra thiệt hại thì dựa vào năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại để xác định người có trách nhiệm phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật thì xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã phân biệt nghĩa vụ hoàn trả tuỳ theo nghĩa vụ được xác lập trong trường hợp chiếm hữu, sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Theo đó tại quy định ở Điều 579 quy định về Nghĩa vụ hoàn trả như sau:
– Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì sẽ có trách nhiệm phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu trường hợp không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải thực hiện giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
– Đối với trường hợp người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì sẽ có trách nhiệm phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.
Như vậy, dù là chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác nhưng trường hợp không có căn cứ pháp luật hay được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật, thì nghĩa vụ hoàn trả sẽ giống như trong trường hợp xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: nguyên tắc công bằng số học. Có thể thây, nguyên tắc này được thiết lập là mỗi người phải được hưởng và được giữ lại những gì thuộc về mình.
Do đó, khi có thứ gì đó của mình mà bị mất nhưng được xác định là không phải do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn, cũng không phải do lỗi của mình, thì người có thứ đó được quyền đòi lại; tương ứng với quyền đó là nghĩa vụ hoàn trả của người nắm giữ hoặc được hưởng lợi về tài sản.
Trên đây là tư vấn của Luật Dương Gia về vấn đề Bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 để được tư vấn chi tiết.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015.