Quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại tai nạn lao động. Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động khi không có lỗi của doanh nghiệp.
Bồi thường thiệt hại tai nạn lao động cho người lao động do người khác gây ra.
Khoản 8 Điều 3
“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Như vậy, nếu có tai nạn lao động xảy ra do hoàn cảnh khách quan nào đó mà người gây ra không lường trước được hậu quả hoặc đã có ý chí chủ động lường trước hậu quả nhưng vẫn xảy ra, làm người lao động khác bị tổn thương trên cơ thể, gây ảnh hưởng sức khỏe thì bị coi là tai nạn lao động.
Khi đó, người lao động sẽ được bồi thường thiệt hại như sau:
1, Trách nhiệm người sử dụng lao động:
– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
2, Trách nhiệm của người gây ra tai nạn lao động:
Người gây ra tai nạn lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động đối với hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015:
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Theo đó, mức phí, hình thức, và phương thức bồi thường ưu tiên thỏa thuận giữa các bên không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Nếu các bên không thỏa thuận được về việc bồi thường thiệt hại thì việc bồi thường phải tuân theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Luật sư
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Chi phí hợp lý được xác định dùng để bồi thường thiệt hại được hướng dẫn cụ thể tại Mục 2, Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động
- 2 2. Giải quyết trường hợp người sử dụng lao động không chi trả viện phí cho người lao động bị tai nạn lao động
- 3 3. Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động
- 4 4. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động
- 5 5. Quyền lợi khi người lao động bị tai nạn lao động?
- 6 6. Bị tai nạn lao động trách nhiệm của doanh nghiệp phải làm những gì?
- 7 7. Lao động xây dựng tự do bị tai nạn lao động có được bồi thường?
1. Bồi thường cho người lao động khi bị tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi đang làm việc trong công ty trong thành phố Hồ Chí Minh thì trong quá trình làm việc thì bị chập điện nên em tôi bị bỏng điện khắp người và hai tay bị bỏng nặng. Nhưng chúng tôi yêu cầu bên công ty phải bồi thường và trả viện phí cho em tôi nhưng công ty không chịu. Vậy, luật sư cho tôi hỏi chúng tôi có cách nào để yêu cầu công ty phải thanh toán viện phí cũng như tiền bồi thường, trợ cấp cho em tôi được không ạ. Nếu việc chậm thanh toán của phía công ty mà làm em tôi chết thì chúng tôi có quyền gì không ạ? Mong luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 144 và điều 145 của Bộ luật lao động có quy định như sau:
Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.
Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động của BHXH bắt buộc quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội quy định:
“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy, trong trường hợp bị bỏng của em trai bạn nếu đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như quy định của Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội thì:
– Nếu công ty nơi em trai bạn đang làm việc đã đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội bắt buộc cho em trai bạn thì công ti phải có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả và bồi thường hoặc hỗ trợ cho em trai của bạn theo đúng quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động đã nêu ở trên.
– Nếu công ty nơi em trai của bạn làm việc chưa đóng những loại bảo hiểm kể trên cho em trai của bạn thì công ty phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí y tế phát sinh, trả số tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động do luật bảo hiểm xã hội quy định và bồi thường hoặc hỗ trợ theo đúng quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động đã nêu ở trên.
Trong trường hợp công ty không thanh toán các khoản tiền cho em trai của bạn, thì em trai của bạn hoặc người đại diện cho em trai của bạn có thể nhờ tới hòa giải viên lao động hoặc tòa án nhân dân để được giải quyết theo quy định tại Điều 200 của Bộ luật lao động. Mọi vấn đề phát sinh đối với em trai của bạn xuất phát từ nguyên nhân không thực hiện, thực hiện chậm hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm của công ty thì công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
2. Giải quyết trường hợp người sử dụng lao động không chi trả viện phí cho người lao động bị tai nạn lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai tôi bị tai nạn lao động trên đường đi làm nhưng phía công ty không trả tiền viện phí cho em trai tôi. Vậy tôi phải xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019”, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đối với người lao động khi bị tai nạn lao động, cụ thể như sau:
– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
-. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này. (Điều 144 BLLĐ 2012)
Bên cạnh đó, theo điều 145 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội trong những trường hợp sau:
– Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
– Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Ngoài ra, theo Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH (Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp), người lao động còn được hưởng trợ cấp tai nạn lao động từ người sử dụng tai nạn trong những trường hợp sau đây:
– Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
+ Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của
+ Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với người lao động bị tai nạn lao động.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các trách nhiệm trên, người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp cho người đứng đầu đơn vị sử dụng lao động đề yêu cầu giải quyết quyền lợi. Nếu sau 30 ngày đơn khiếu nại không được giải quyết, người lao động có thể gửi tiếp đơn khiếu nại đến Phòng Lao động thương binh Xã hội (cấp huyện) hoặc Thanh tra lao động thuộc Sở lao động thương binh xã hội (cấp tỉnh).
3. Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động. Bao gồm:
– Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ khác theo sự phân công của người sử dụng lao động hoặc người được sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
-Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc).
Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
Tai nạn lao động được phân loại như sau:
+ Tai nạn lao động chết người;
+ Tai nạn lao động nặng;
+ Tai nạn lao động nhẹ.
2. Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động.
Căn cứ theo Điều 144, Điều 145 Bộ luật lao động thì trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động được quy định như sau:
* Các khoản chủ sử dụng lao động phải chi trả:
Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
Ngoài ra, đối với việc người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội được chia ra làm 2 trường hợp như sau:
– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
– Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
* Mức bồi thường:
Căn cứ vào yếu tố lỗi, khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động quy định về mức bồi thường như sau:
– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
– Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định khi người lao động bị tai nạn không do lỗi của mình.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động
Người lao động sẽ được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của
Mức bồi thường và nguyên tắc bồi thường được quy định chi tiết tại điều 3 của Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:
– Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
– Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Theo quy định trên thì mức bồi thường của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động trên 30% sẽ được tính theo công thức :
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Và theo nguyên tắc bồi thường : Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
5. Quyền lợi khi người lao động bị tai nạn lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi làm mộc tại một cơ sở sản xuất đồ gỗ, tôi làm không may bị đinh bắn súng bắn vào mắt và bị tổn thương mất 60% trở lên, tôi không có hợp đồng lao động. Tôi có được hưởng quyền lợi gì không? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Tai nạn lao động theo Điều 142 “Bộ luật lao động 2019”, Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
Người lao động được xác định là có khả năng lao động và làm việc theo hợp đồng lao động được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản hoặc bằng lời nói (áp dụng với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng).
Trong trường hợp này, mặc dù bạn không ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nhưng vẫn tồn tại một quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Do vậy, khi đang làm công việc và bạn bị đinh bắn súng bắn vào mắt thì được xác định là tai nạn lao động. Trách nhiệm người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động theo Điều 144, Điều 145 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
– Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều 145 “Bộ luật lao động 2019”.
Nếu như người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp này,nếu xác định bạn bị suy giảm khả năng lao động là 60% thì bạn được hỗ trợ như sau:
Nếu do lỗi của người sử dụng lao động:
Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
Nếu do lỗi của người lao động thì trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% tính trên mức được xác định nêu trên.
Cụ thể, mới mức suy giảm khả năng lao động 61% thì mức bồi thường và mức trợ cấp theo Điều 2, Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức bồi thường:
Suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.
Theo Phụ lục 2 thì với mức suy giảm khả năng lao động là 61% thì a=21.90. Tbt = 1,5 + {(21.90 – 10) x 0,4} = 6,26 tháng tiền lương.
Mức trợ cấp (nếu do lỗi của người lao động):
Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hoặc tính theo công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
Theo Phụ lục 2 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH thì mức trợ cấp cho người lao động là 8,76 tháng tiền lương.
6. Bị tai nạn lao động trách nhiệm của doanh nghiệp phải làm những gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người em làm bên Công ty Điện lực nhưng của tư nhân đã xin nghỉ việc. Trong lúc chờ lấy sổ bảo hiểm thì Công ty không có người làm nên có gọi em tôi đi làm, làm ngày nào trả tiền ngày đó. Hôm chủ nhật định mệnh đó, khoảng 10h sáng, người đội trưởng bảo em tôi leo lên cột điện để bắt dây. Em tôi có hỏi đã cắt điện chưa thì người đó bảo đã cắt rồi và em tôi theo lên. Vừa quàng dây lên để bắt thì điện phóng xuống và em tôi bị cháy hai tay. Em tôi phải cưa hai tay, tháo cả hai khớp vai và không có khả năng lao động nữa. Công ty có trả viện phí nhưng sau đó chỉ hỗ trợ thêm ba mươi triệu đồng. Nhưng vì em tôi mất hết khả năng lao động và cần có người chăm sóc vậy bây giờ chúng tôi phải làm gì để công ty hỗ trợ cho em tôi?
Luật sư tư vấn:
Tùy vào trường hợp em của bạn có lỗi hay không, mức lương ngày của em bạn là bao nhiêu và mức thương tật được giám định là bao nhiêu phần trăm để xác định khoản bồi thường hoặc trợ cấp từ người sử dụng lao động. Khoản 3, 4 Điều 145 “Bộ luật lao động 2019” quy định:
Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
(…)
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
Cụ thể, trường hợp em bạn không có lỗi thì sẽ được nhận bồi thường tai nạn lao động theo Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;
(…)
2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện từng lần theo quy định sau:
– Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;
– Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này:
Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}
Trong đó:
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;
– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.”
“Điều 5. Bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù
1. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.”
Trường hợp xác định em bạn là người có lỗi hoàn toàn thì em bạn chỉ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, căn cứ Điều 4 Thông tư này như sau:
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;
(…)
2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).”
Ngoài ra, nếu lỗi được xác định là do người đội trưởng chủ quan, người đội trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 109 “Bộ luật hình sự 2015”:
Luật sư
“Điều 109. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Ngoài ra, người đội trưởng đó còn phải bồi thường cho em bạn cho đến cuối đời, căn cứ khoản 1 Điều 593 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
7. Lao động xây dựng tự do bị tai nạn lao động có được bồi thường?
Tóm tắt câu hỏi:
Cha tôi làm phụ hồ cho một nhà thầu tư nhân được khoảng 40 ngày, vào lúc 8h ngày 23/08/2016 khi đang sắp gạch phía dưới thì phía trên có 2 công nhân khác đang thi công lắp giàn giáo bị sập rơi mâm xuống va chạm vào đầu cha tôi bất tỉnh chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ xác định bị vỡ sọ não, rách màn não… phải phẫu thuật và đang nằm điều trị, bác sĩ cho biết sau 3 tháng sẽ lắp sọ nhân tạo. Hiện tại chi phí gia đình tôi tự thanh toán, nhà thầu chưa hỗ trợ cũng không trao đổi gì… vậy theo luật sư tôi phải giải quyết ra sao với trách nhiệm của nhà thầu và 2 công nhân kia phải đền bù cụ thể như thế nào là phù hợp. Cám ơn luật sư nhiều! Mong được hồi âm sớm.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn chưa được ký hợp đồng chính thức, và chưa được công ty đóng bảo hiểm nhưng đã làm việc ở đây được một thời gian.
Điều 142 “Bộ luật lao động 2019” quy định về tai nạn lao động:
“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2.Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3.Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật an toàn vệ sinh lao động này quy định về đối tượng áp dụng với trường hợp được hưởng chế độ lao động.
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
3.Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.”
Theo quy định này thì bố bạn bị tai nạn khi đang trực tiếp lao động tại công ty, do vậy bố bạn được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định pháp luật. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1.Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2.Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
2.Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
3.Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
4.Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;”
Trong trường hợp này bố bạn và công ty chưa ký kết hợp đồng lao động cũng chưa được đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bố bạn chứng minh được đã giao kết hợp đồng lao động bằng miệng với công ty mà bố làm việc đồng thời việc xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của công ty, thì bố bạn sẽ được hưởng các quyền lợi nêu trên. Vì công ty chưa đóng bảo hiểm xã hội nên công ty có trách nhiệm chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động tương đương với chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật vệ sinh anh toàn lao động