Bồi thường tai nạn lao động khi không có hợp đồng lao động. Bồi thường tai nạn lao động được quy định tại "Bộ luật lao động 2019".
Tóm tắt câu hỏi:
Anh B.V.T.N năm 20 tuổi có đi làm trong công ty khai thác đá. Thời gian làm là 10 tháng nhưng chỉ được ký bản thỏa ước lao động tập thể chứ không được ký hợp đồng lao động. Vào 4/2013 trong khi đang trực tiếp khai thác đá thì không may bị đá ở trên rơi xuống, làm anh bị thương nặng được đồng nghiệp và anh quản lý đưa đi bệnh viện cấp cứu.Vết thương khá nặng ở chân phải buộc bác sĩ phải làm phẩu thuật cắt đi 1/3 chân phải của anh. trong thời gian này bên phía công ty có hỗ trợ tiền viện phí cùng gia đình cho tới ngày anh ra viện. Sau gần 4 tháng em lắp chân giả thì công ty chỉ hỗ trợ cho 1/3 số tiền lắp chân. Tổng gia đình anh được hỗ trợ từ công ty là 32 triệu đồng. Do tình hình sức khỏe của anh, gia đình anh muốn công ty hỗ trợ thêm một khoản tiền để chi trả tiền thuốc men và cuộc sống của anh bây giờ, gia đình anh có ra công ty và thảo luận về vấn đề này nhưng không được chấp nhận và bị xúc phạm. Theo luật thì doanh nghiệp đó có còn trách nhiệm gì trong việc bồi thường thiệt hạ sau tai nạn lao động cho anh và gia đình hay không ? Và những gì doanh nghiệp làm đã thỏa đáng với người lao động hay chưa ?
Mong luật sư giúp đỡ, tư vấn cho em! em xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Theo trình bày của trên thì anh B.V.T.N chỉ kí thỏa ước lao động chứ không kí hợp đồng lao động. Khoản 1 Điều 73 Bộ luật lao động 2012 về thỏa ước lao động tập thể như sau:
“Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.”
Về bản chất, thỏa ước lao động tập thể được xem là hợp đồng lao động chung của người lao động và người sử dụng lao động. Anh B.V.T.N đã kí thỏa ước lao động do vậy khi anh B.V.T.N bị tai nạn lao động thì anh hoàn toàn có căn cứ để được sự bảo vệ của pháp luật trong quá trình lao động. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 18 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giaokết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”
Theo quy định này thì khi anh B.V.T.N lao động tại công ty thì công ty có trách nhiệm trực tiếp giao kết hợp đồng với người lao động nếu công việc mà anh B.V.T.N không phải theo khoản 2 điều này.
Điều 142 “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
“Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Theo quy định này thì anh B.V.T.N bị tai nạn khi đang trực tiếp lao động tại công ty, do vậy anh B.V.T.N được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp theo luật lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Như vậy, ngoài chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với tai nạn lao động của anh B.V.T.N nếu anh B.V.T.N không tham gia bảo hiểm y tế của công ty thì công ty còn phải trả trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nếu anh B.V.T.N là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà công ty chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Luật sư
Mức bồi thường cho tai nạn lao động được tính như sau:
“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, việc cần làm bây giờ là Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của anh B.V.T.N sau đó đề nghị công ty có mức bồi thường thỏa đáng. Trong trường hợp công ty không có sự bồi thường thỏa đáng thì anh B.V.T.N có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải. Nếu lúc này việc hòa giải không thành anh B.V.T.N có quyền khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp lao động của mình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động bị tai nạn lao động không?
- 2 2. Chưa ký hợp đồng lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
- 3 3. Chế độ tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động với công ty
- 4 4. Chế độ tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động
- 5 5. Bị tai nạn lao động vào tháng thứ hai khi ký hợp đồng thì hưởng chế độ gì?
- 6 6. Tai nạn lao động khi chưa ký hợp đồng lao động có được bồi thường không?
1. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động bị tai nạn lao động không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi có người lao động bị tai nạn lao động do trên đường đi làm bị ngã xe, người lao động đó chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng đã quá 20 năm tham gia BHXH. Khi người lao động đó đi làm lại công ty tôi có thể yêu cầu người lao động đi giám định lại sức khỏe không? Nếu sức khỏe không đạt thì công ty tôi có quyền chấm dứt hợp đồng lao động không?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 4 Điều 152 “Bộ luật lao động 2019”, Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc giám định y khoa được coi là quyền và nghĩa vụ của người lao động. Do đó, công ty bạn có thể yêu cầu người lao động giám định sức khỏe.
Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 39 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Công ty bạn chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo
Trong trường hợp người lao động suy giảm sức khỏe không đảm bảo được chất lượng công việc, công ty lại không đủ điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì căn cứ vào Khoản 5 Điều 152 BLLĐ 2012, người sử dụng lao động có thể sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ người lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
2. Chưa ký hợp đồng lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Phạm Quang Hải, mẹ tôi là Nguyễn Thị Lê. Ngày 18/12/2015 mẹ tôi được công ty dịch vụ bảo vệ T75 nhận vào làm nhân viên tạp vụ và làm việc tại công ty may Việt Thái ( chưa ký hợp đồng chính thức nhưng đã được nhận 1 tháng lương đầu tiên). Đến ngày 26/12/2015, mẹ tôi bị ngã cầu thang máy trong khi đang làm việc tại công ty may Việt Thái ( hiện nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân do lỗi của mẹ tôi hay là do sự cố thang máy) Sau khi bị tai nạn, mẹ tôi được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh để điều trị. Mẹ tôi được chẩn đoán bị vỡ lún đốt sống T12 và gãy gai ngang L1, các bác sĩ khuyên điều trị nội khoa.
Trong quá trình nằm viện, công đoàn hai công ty T75 và May Việt Thái có đến thăm hỏi mẹ tôi và có đưa phong bì lần lượt là 2 triệu và 3 triệu. Sau khi xuất viện một thời gian về nhà hiện nay mẹ tôi lại tiếp tục điều trị tại viện Y học cổ truyền Quân đội nhưng khả năng lao động sau này sẽ không được như trước nữa. Nay tôi xin hỏi luật sư một số vấn đề như sau:
Mẹ tôi có được hưởng những quyền lợi của người bị tai nạn lao động mặc dù chưa ký hợp đồng chính thức và chưa được đóng bảo hiểm xã hội hay không? Trách nhiệm của hai công ty như trên là đã thoả đáng chưa vì từ đó đến giờ phía 2 công ty không có liên lạc gì với gia đình tôi nữa. Trách nhiệm bồi thường của 2 công ty như thế nào khi chưa xác định rõ tai nạn lao động là do lỗi của mẹ tôi hay do sự cố trang thiết bị của công ty may Việt Thái? Tình trạng sức khoẻ của mẹ tôi có thể bị giảm sút khả năng lao động vĩnh viễn. Chúng tôi cần làm những thủ tục và giấy tờ gì để nhận được những hỗ trợ, trợ cấp từ phía 2 công ty? Rất mong được nhận sự tư vấn sớm nhất từ luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn chưa được ký hợp đồng chính thức, và chưa được công ty đóng bảo hiểm nhưng đã được nhận tháng lương đầu tiên. Theo quan điểm của chúng tôi thì mẹ bạn đang trong thời gian thử việc. Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì cách xử lý khi bị tai nạn lao động tại nơi làm việc như sau:
Điều 142 “Bộ luật lao động 2019” quy định về tai nạn lao động:
“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Theo quy định này thì mẹ bạn bị tai nạn khi đang trực tiếp lao động tại công ty, do vậy mẹ bạn được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp theo luật lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Như vậy, ngoài chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với tai nạn lao động của mẹ bạn nếu mẹ bạn không tham gia bảo hiểm y tế của công ty thì công ty còn phải trả trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nếu mẹ bạn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà công ty chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Vì thông tin bạn cung cấp không rõ mẹ bạn chưa kí hợp đồng lao động với công ty T57 hay công ty may Việt Thái nên chúng tôi không thể xác định trách nhiệm của hai công ty đối với mẹ bạn. Nếu mẹ bạn chứng minh được giao kết hợp đồng miệng với một trong hai công ty thì mẹ bạn vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động theo Điều 145 “Bộ luật lao động 2019”:
Mức bồi thường cho tai nạn lao động được tính như sau:
“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
Về trách nhiệm của hai công ty:
– Đối với công ty bảo vệ T57: Nếu mẹ bạn chứng minh được mẹ bạn đã giao kết hơp đồng với công ty bảo vệ T57 thì khi mẹ bạn bị tai nạn lao động công ty bảo vệ T57 phải thanh toán đầy đủ các khoản chi phí, ngoài ra còn phải trợ cấp cho mẹ bạn một khoản tiền tương đương với mức suy giảm khả năng lao động của mẹ bạn. Mức trợ cấp đã được nêu tại Điều 145 Bộ Luật lao động nói trên.
Ngoài ra, bên công ty bảo vệ T57 phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
– Đối với công ty may Việt Thái: Do mẹ chưa kí hợp đồng chính thức nên là điều bất lợi với mẹ bạn. Địa điểm xảy ra ở công ty nhưng nếu mẹ bạn giao kết hợp đồng với công ty T57 thì công ty may Việt Thái chỉ có trách nhiệm bồi thường viện phí cho mẹ bạn.
Như vậy, việc cần làm bây giờ là giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của mẹ bạn sau đó đề nghị các công ty có mức bồi thường thỏa đáng. Trong trường hợp các công ty không có sự bồi thường thỏa đáng thì mẹ bạn có quyền yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải. Nếu lúc này việc hòa giải không thành mẹ bạn có quyền khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp lao động của mình.
3. Chế độ tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động với công ty
Tóm tắt câu hỏi:
Chế độ tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động với công ty.
Luật sư tư vấn:
Bạn đã bị tai nạn lao động và không kí hợp đồng lao động với công ty căn cứ theo khoản 1 điều 142 Bộ luật lao động năm 2012 thì ngay cả khi người học nghề, tập nghề và thử việc và không kí hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với người tai nạn lao động như người lao động kí kết hợp đồng lao động :
“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc. “
Khi bạn bị tai nạn lao động không kí hợp đồng lao động nghĩa là bạn là người lao động làm việc cho người sử dụng lao động và đương nhiên người sử dụng lao động phải có trách nhiệm với bạn là người lao động của họ bị tai nạn lao động được quy định tại điều 144 Bộ luật lao động năm 2012 như sau :
” 1.Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Theo đó người sử dụng lao động phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. Như vậy, người sử dụng lao động phải chi trả chi phí toàn bộ cho người bị tai nạn là bạn từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người không tham gia bảo hiểm y tế .
Căn cứ vào khoản 2 điều 145 Bộ luật lao động năm 2012 về quyền của người lao động thì nếu bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được bạn đượctrả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.”
Bên cạnh đó tại khoản 3 điều 145Bộ luật lao động năm 2012 về quyền của người lao động thì bạn tai nạn đó không phải do lỗi của bạn và bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường như sau :
” a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.”
Ngoài ra, lỗi do bạn bị tai nạn lao động bạn vẫn được hưởng trợ cấp tại khoản 3 điều 145 Bộ luật lao động năm 2012 về quyền của người lao động :
” 4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này. “
Như vậy, bạn bị tai nạn sẽ được hưởng trợ cấp của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 .
4. Chế độ tai nạn lao động khi không ký hợp đồng lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi đang làm công trình, hai ngày nữa là tôi ký hợp đồng lao động, nhưng không may tôi bị đứt lìa 1/3 cánh tay, thì công ty có nghĩa vụ gì với tôi không và tôi có được bồi thường không?
Luật sư tư vấn:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Chế độ tai nạn lao động này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
Điều 144 Bộ luật lao đông 2012 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm công tác an toàn lao động,vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang làm việc (làm công trình cho người sử dụng lao động) mặc dù chưa ký hợp đồng lao động chính thức nhưng cũng được xác định là lao động cho người sử dụng lao động, vì vậy, khi người lao động bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải có các trách nhiệm với người lao động như sau:
+ Phải xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp: khi người lao động bị tia nạn lao động, người sử dụng lao động và những người liên quan có trách nhiệm cấp cứu kịp thời, di chuyển người lao động đến cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị.
+ Tiến hành điều tra, lập biên bản về tai nạn lao động.
+ Giới thiệu người lao động đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động.
Điều 145 “Bộ luật lao động 2019” quy định quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
– Nếu bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Trường hợp tai nạn lao động xảy ra mà không do lỗi của bạn và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì phía công ty phải bồi thường với mức như sau:
+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
-Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường nêu trên
Như vậy, cánh tay bạn bị đứt lìa 1/3 đang trong quá trình lao động thì bạn sẽ được hưởng các chế độ trên.
5. Bị tai nạn lao động vào tháng thứ hai khi ký hợp đồng thì hưởng chế độ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Em tôi đang cẩu tời thi bị đứt dây ba chạt nên bị vật đang cẩu đánh vào đầu và gây tử vong trên đường đua đi cấp cứu. Em tôi ký HĐLĐ từ ngày 8/8/2016 nhận lương ngày 30 hàng tháng. nhưng bị vào ngày 3/9 nên không biết cty đã đóng bải hiểm chưa. Ở công ty cũ thì có bảo hiểm rồi. Hỏi vậy em tôi sẽ được hưởng quyền lợi gì từ bảo hiểm và Công ty?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng như sau:
“Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng.
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:
a) Tai nạn lao động chết người;
b) Tai nạn lao động nặng;
c) Tai nạn lao động nhẹ.
4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.”
Như vậy, nếu em bạn bị tai nạn dẫn đến chết người trong quá trình lao động, gắn với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca,…thì sẽ được coi là tai nạn lao động và sẽ được hưởng các chế độ sau:
Căn cứ Điều 144 “Bộ luật lao động 2019” quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
““1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”
Điều 145 “Bộ luật lao động 2019” quy định quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
Theo quy định trên, các chế độ em bạn được hưởng bao gồm:
– Nếu em bạn tham gia bảo hiểm y tế thì em bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm y tế chi trả các chi phí thuộc danh mục do bảo hiểm y tế chi trả.
– Được người sử dụng lao động, tức phía công ty nơi em bạn làm việc thanh toán chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả do em của bạn có tham gia bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, người thân của em bạn sẽ được hưởng ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động vì em bạn chết do tai nạn lao động.
Vấn đề này còn được hướng dẫn theo Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
“Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Đối tượng được bồi thường:
a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;
…
2. Nguyên tắc bồi thường:
a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;
…
3. Mức bồi thường:
Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:
a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;”
“Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của
b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;”
Như vậy, theo quy định trên thì em của bạn còn được bồi thường tai nạn lao động và trợ cấp tai nạn lao động. Hồ sơ bồi thường và trợ cấp được thực hiện theo Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 7. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp.
1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:
a)
b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;
c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;
d) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
…
3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:
a) Người sử dụng lao động giữ một bộ;
b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ;
c) Một bộ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.”
Bên cạnh đó, em bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và do phía cơ quan bảo hiểm cho trách nhiệm chi trả như sau:
“Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.”
Do vậy, trong trường hợp của em bạn, bạn nên liên hệ với bên công ty nơi em bạn làm việc và cơ quan bảo hiểm nơi em bạn đóng bảo hiểm ở công ty cũ để hỏi về các chế độ mà em bạn được hưởng.
6. Tai nạn lao động khi chưa ký hợp đồng lao động có được bồi thường không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào văn phòng Luật Sư Dương Gia Tôi có câu hỏi như sau xin nhờ Luật Sư và Cộng sự tư vấn ạ. Tôi có một người anh có đi làm ở một công ty. Công ty ký hợp đồng thử việc 3 tháng và thoả thuận sau khi hết thời gian thử việc sẽ ký hợp đồng lao động. Nhưng hết 3 tháng anh tôi vẫn đi làm nhưng do công ty có đình công nên chưa ký hợp đồng lao động. Trong khi đang lao động thì xảy ra tai nạn ( lỗi không do anh tôi). Công ty cũng đã lo viện phí đầy đủ nhưng không có bồi thường bất cứ khoản nào khác. anh trai tôi giờ bị liệt cả hai chân.
1. Vậy cho tôi hỏi việc ký hợp đồng thử việc lao động 3 tháng là vi phạm luật lao đông và hợp đồng đó có được tính là hợp đồng lao động không?
2. Hết 3 tháng anh tôi vẫn đi làm dù hai bên chưa có ký
3. Việc tai nạn như vậy có được xác định là tai nạn lao động và được hưởng bồi thường và trợ cấp hàng tháng không ạ? Xin cảm ơn !?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 27 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Thời gian thử việc của anh bạn sẽ căn cứ vào tình chất và mức độ phức tạp của công việc. Nhưng thời hạn hợp đồng thử việc của anh bạn là 3 tháng như vậy đã vi phạm quy định trên. Việc công ty ký kết hợp đồng thử việc với thời gian vượt quá quy định trên với người lao động thì công ty đã vi phạm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.”
Theo đó, trước khi kết thúc thời gian thử việc thì công ty phải thông báo kết quả thử việc. Hết thời gian thử việc công ty không ký kết hợp đồng lao động với anh bạn nhưng anh bạn vẫn tiếp tục làm việc thì anh bạn đương nhiên được làm việc chính thức. Quy định của pháp luật hiện nay không quy định trường hợp đương nhiên được làm việc chính thức tương ứng với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn bao lâu vì vậy cần phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng thử việc để biết trường hợp sau khi thử việc đạt yêu cầu thì hai bên sẽ ký hợp đồng lao động loại gì.
Luật sư
Theo Điều 142 “Bộ luật lao động 2019” quy định về tai nạn lao động như sau:
“Điều 142. Tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, nếu anh trai bạn trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong quá trình lao động mà bị tai nạn lao động thì được coi là tai nạn lao động.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 45 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”
Như vậy, nếu anh bạn tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo Luật bảo hiểm xã hội. Nếu anh bạn chưa được công ty đóng bảo hiểm xã hội thì anh bạn được công ty trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Ngoài ra vì anh bạn không có lỗi nên anh bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì còn được bồi thường theo quy định tại khoản 3 Điều 145 “Bộ luật lao động 2019”.