Nhiều công ty hiện nay lấy lý do người lao động chưa bồi thường hợp đồng cho công ty nên không trả sổ bảo hiểm xã hội. Vậy có phải bắt buộc bồi thường hợp đồng cho công ty xong mới được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội hay không?
Mục lục bài viết
1. Bồi thường hợp đồng cho công ty mới được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội đúng không?
Trong một số trường hợp, người lao động sẽ phải có trách nhiệm bồi thường hợp đồng cho công ty. Nhiều công ty hiện nay đã đưa ra lý do vì người lao động chưa bồi thường hợp đồng cho công ty cho nên công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Bồi thường hợp đồng cho công ty xong mới được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội có đúng không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2022 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Theo đó, có thể kể đến trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, người lao động đóng và hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và hàng tháng sẽ trích từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Giới thiệu người lao động thuộc các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2022 để đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để thực hiện thủ tục chi trả tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi họ chấm dứt
– Cung cấp chính xác, cung cấp đầy đủ, cung cấp kịp thời các thông tin và tài liệu có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Niềm yết công khai thông tin về quá trình đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, cung cấp đầy đủ thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn có yêu cầu;
– Niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 48 của
Theo các điều luật phân tích nêu trên thì có thể thấy, pháp luật hiện nay không có quy định về việc người lao động phải hoàn thành nghĩa vụ bồi thường hợp đồng cho công ty thì mới được phép nhận lại sổ bảo hiểm xã hội. Pháp luật hiện nay chỉ có quy định trách nhiệm của người lao động đó là phải hoàn trả tất cả các loại giấy tờ nếu như người sử dụng lao động đã giữ của người lao động, trong đó có sổ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, công ty cần phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Cần phải thực hiện nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi khi người lao động có yêu cầu, kể cả khi người lao động chưa thực hiện nghĩa vụ bồi thường hợp đồng lao động cho công ty.
2. Công ty bị xử phạt như thế nào nếu cố tình không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động?
Theo như phân tích nêu trên, công ty sẽ phải có trách nhiệm hình thành và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Công ty có hành vi cố tình không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm đối với mỗi người lao động, tuy nhiên tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Không có hành vi lập hồ sơ tham gia bảo hiểm bắt buộc cho người lao động trong khoảng thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, được tính kể từ ngày giao kết hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng người lao động, không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong khoảng thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực trên thực tế;
– Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ đối với người lao động, hoặc không nộp hồ sơ cho người lao động theo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
– Không giới thiệu người lao động thuộc các đối tượng căn cứ theo quy định tại pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa;
– Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trái quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2022.
Như vậy có thể nói, nếu công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
3. Những trường hợp người lao động phải bồi thường hợp đồng cho công ty:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu gây ra thiệt hại hoặc có hành vi vi phạm thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động sẽ phải có trách nhiệm bồi thường hợp đồng cho công ty. Dưới đây là các trường hợp mà người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty theo quy định tại
Thứ nhất, làm hư hỏng dụng cụ và thiết bị tài sản của công ty. Căn cứ theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật lao động năm 2019, người lao động làm hư hỏng dụng cụ và trang thiết bị của công ty hoặc có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo
Thứ hai, vi phạm thỏa thuận và bí mật kinh doanh và công nghệ của người sử dụng lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con, có quy định cụ thể về bảo vệ bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ. Theo đó thỏa thuận về bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ sẽ bao gồm những vấn đề cơ bản sau: Danh mục bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ, thời hạn sử dụng, phương thức bảo vệ quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động, xử lý đối với hành vi vi phạm thỏa thuận. Nếu như phát hiện ra người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận về bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo sự thỏa thuận ban đầu. Như vậy có thể nói, khi phát hiện ra người lao động có hành vi vi phạm thỏa thuận về bí mật kinh doanh và bí mật công nghệ thì công ty hoàn toàn có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Thứ ba, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật lao động năm 2019 thì ngoài không được hưởng các khoản trợ cấp thất nghiệp, người lao động khi có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật thì sẽ phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty các khoản cơ bản sau: Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động phải bồi thường thêm 01 khoản tiền lương phù hợp với hợp đồng lao động tương ứng với những ngày không thông báo trước đối với người sử dụng lao động. Ngoài ra, người lao động còn phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu như trong quá trình làm việc được người sử dụng lao động cử đi học nghề hoặc đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2022;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.