Hàng hóa được đưa ra thị trường tiêu thụ mà không đảm bảo chất lượng được xếp vào sản phẩm, hàng hóa khuyết tật thì tổ chức, cá nhân sẽ chịu trách nhiệm bồi thường. Vậy bồi thường cho người tiêu dùng khi hàng hóa có khuyết tật được ghi nhận thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc bồi thường cho người tiêu dùng khi hàng hóa có khuyết tật:
Ngày nay, quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng được nhận được nhiều sự quan tâm hơn. Bởi thực trạng liên quan đến nguồn cung cấp hàng hóa, sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng diễn ra vơi mức độ nghiêm trọng hơn, các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc tràn lan trên thị trường ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên nhà nước ta cũng đã có những quy định thể hiện rõ hơn trong việc quản lý sản phẩm hàng hóa trước khi đưa ra thị trường tiêu dùng. Liên quan đến vấn đề quản lý kiểm soát hàng hóa, sản phẩm trước khi đưa vào thị trường thì Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 ( có hiệu lực ngày 01/07/2024) đã ghi nhận chi tiết các nội dung liên quan.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 thì một sản phẩm hàng hóa được coi là khuyết tật được xác định là sản phẩm hàng hóa không đảm bảo các yếu tố an toàn khi người dân tiến hành tiêu dùng trong suốt thời gian sử dụng một cách kéo dài, gây nên thiệt hại cho tính mạng sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng. Những sản phẩm hàng hóa được coi là khuyết tật có thể sẽ chưa được phát hiện tại thời điểm sản phẩm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng mặc dù những sản phẩm hàng hóa đó đã được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật hiện nay. Trường hợp sản phẩm hàng hóa có khuyết tật có thể kể đến như sau:
+ Sản phẩm hàng hóa sản xuất hàng loạt khi phát hiện khuyết tật phát sinh từ khâu thiết kế kỹ thuật;
+ Ngoài ra, trong trường hợp sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng sản phẩm hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình này;
+ Trên thực tế, tồn tại nguy cơ mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng những sản phẩm hàng hóa tiềm ẩn các nguy cơ này không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 thì bồi thường thiệt hại sẽ bắt buộc phải diễn ra nếu sản phẩm hàng hóa có khuyết tật. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm trong việc quản lý các sản phẩm hàng hóa trước khi đưa ra tiêu dùng còn nếu trong trường hợp những sản phẩm, hàng hóa này có khuyết tật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng sản phẩm hàng hóa cung cấp. Hàng hóa gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật trừ trường hợp được quy định tại Điều 35 của Luật này.
Như vây, một sản phẩm được xác định là khuyết tật phải thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện ra sản phẩm hàng hóa của mình khuyết tật thì phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm hàng hóa ảnh gây ảnh hưởng thiệt hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc bồi thường thiệt hại sẽ không phụ thuộc vào việc cá nhân, tổ chức này biết hay không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ một số trường hợp sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm hàng hóa có quyết định gây ra đã được quy định.
2. Những tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc bồi thường thiệt hại do sản phẩm hàng hóa có khuyết tật gây ra sẽ được thực hiện bởi tổ chức cá nhân kinh doanh. Tổ chức cá nhân kinh doanh này trực tiếp thực hiện việc sản xuất chế biến vận chuyển lưu giữ và sử dụng những sản phẩm này, cụ thể bao gồm:
+ Thứ nhất, có thể kể đến các tổ chức, cá nhân thực hiện được sản xuất sản phẩm hàng hóa trên thực tế;
+ Thứ hai, đối với lĩnh vực nhập khẩu sản phẩm hàng hóa thì tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động này cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
+ Thứ ba, tổ chức, cá nhân tiến hành gắn tên thương mại lên sản phẩm hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại khác mà những nhãn hiệu chỉ dẫn thương mại này được sử dụng với mục đích nhận biết tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu sản phẩm hàng hóa;
+ Thứ tư, hoạt động trung gian thương mại khi hàng sản xuất chế biến vận chuyển lưu giữ và sử dụng đối với sản phẩm hàng hóa nếu có vi phạm để tổ chức cá nhân cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường;
+ Thứ năm, có hành vi vi phạm liên quan đến việc trực tiếp cung cấp sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng;
+ Thứ sáu, tổ chức, cá nhân khác sẽ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm hàng hóa theo đúng quy định khác và pháp luật có liên quan đề cập đến;
– Đặc biệt trong trường hợp không thể xác định được tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 2 của Điều này thì trách nghiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh được quy định tại điểm đ đó là các tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Với quy định nêu trên, tổ chức cá nhân kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp sản phẩm hàng hóa có khuyết tật do việc cung cấp gây thiệt hại đến sức khỏe cho người tiêu dùng, bao gồm: tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, nhập khẩu, thực hiện hoạt động trung gian thương mại hoặc tiến hành gắn tên thương mại lên sản phẩm hàng hóa nếu có vi phạm. Trong trường hợp không xác định được với những tổ chức, cá nhân đã nêu trên thì việc tổ chức cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc cung ứng của mình. Mức bồi thường đối với hàng hóa, sản phẩm khuyết tật sẽ nằm trong sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Khi nào được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm hàng hóa có khuyết tật gây ra?
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do sản phẩm hàng hóa có khuyết tật gây ra. Bên cạnh quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại về hàng hóa khuyết tật thì vẫn có tồn tại ba trường hợp cơ bản để cá nhân, tổ chức có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vấn đề này. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã ghi nhận các trường hợp như sau:
+ Thứ nhất, việc chứng minh được giảng khuyết tật của sản phẩm hàng hóa không thể nào phát hiện được so với trình độ khoa học công nghệ của thế giới tính đến thời điểm sản phẩm hàng hóa này gây nên thiệt hại thì không thể yêu cầu cá nhân tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với vấn đề này;
+ Thứ hai, phải xem xét trên thực tế tổ chức, cá nhân kinh doanh liệu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp đã được quy định tại Điều 32 và Điều 33 của luật này hay chưa; còn trong trường hợp đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoặc các biện pháp quy định tại những điều này người tiêu dùng đã tiếp nhận đầy đủ thông tin nhưng vẫn cố tình sử dụng sản phẩm hàng hóa có khuyết tật dưới đây thiệt hại thì tổ chức cá nhân sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm hàng hóa có khuyết tật gây ra;
+ Thứ ba, đối với những trường hợp khác theo quy định của pháp luật về dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan nếu có đề cập.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.