Cá nhân bị thiệt hại mà bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án tù oan sai có quyền yêu cầu bồi thường trong đó bao gồm cả bồi thường chi phí đi thăm gặp thân nhân người tù oan sai. Vậy bồi thường chi phí đi thăm gặp thân nhân người tù oan sai được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thân nhân có quyền yêu cầu bồi thường chi phí đi thăm gặp người tù oan sai không?
Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành các hoạt động tố tụng dẫn đến oan sai cho người dân mà cá nhân chịu mức phạt tù oan sai hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà nước bồi thường các khoản chi phí bị ảnh hưởng bởi án phạt tù trái pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại phải dựa trên thiệt hại thực tế đã phát sinh cũng như các khoản lãi và chi phí khác theo quy định của luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Nội dung tiến hành bồi thường thiệt hại có thể liên quan đến tài sản bị xâm phạm; nguồn thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Ngoài ra đối với người bị thiệt hại nếu chết hoặc sức khỏe bị xâm phạm thì cũng phải chịu trách nhiệm thiệt hại về vật chất; cũng phải tuân thủ bồi thường thiệt hại về tinh thần. Ngày nay, bồi thường chi phí đi thăm gặp nhân thân của người tù oan sai là một trong những khoản chi phí cũng nằm trong trường hợp phải được nhà nước bồi thường.
Theo quy định tại Điều 28 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 thì những chi phí khác được bồi thường được ghi nhận như sau:
– Cá nhân phải bỏ ra chi phí để thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại hoặc thực hiện việc in ấn tài liệu, gửi đơn thư để gửi trong quá trình khiếu nại, tố cáo; đồng thời, phải chi trả việc thuê người bào chữa người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại thì cũng hoàn toàn có quyền được yêu cầu nhà nước bồi thường khoản chi phí này;
– Đặc biệt, trong trường hợp thân nhân đang bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự mà người thân phải đến thăm gặp thì chi phí đi lại của nhân thân trong trường hợp này cũng sẽ được chi trả. Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù sẽ được xác định theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam pháp luật về thi hành án hình sự.
– Những khoản chi phí đi lại để gặp nhân thân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự được xác định dựa theo số người, số lần thăm gặp trên thực tế. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo rằng số người số lần thăm gặp không được vượt quá số người số lần thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam pháp luật về thi hành án hình sự. Nếu có thể chứng minh được số người, số lần thăm gặp trên thực tế thì chắc chắn phải diễn ra; còn trong trường hợp không chứng minh được thì khoản chi phí này được xác định theo số người, số lần được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ tạm giam pháp luật về thi hành án hình sự;
– Khoảng thời gian được sử dụng làm căn cứ xác định chi phí được bồi thường quy định tại Điều 28 của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 sẽ được tính từ ngày phát sinh ra thiệt hại thực tế cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
Với quy định nêu trên thì việc bồi thường chi phí đi thăm gặp thân nhân của người tù oan sai là một trong những chi phí được quy định cụ thể và Nhà nước có trách nhiệm chi trả khoản tiền này. Việc bồi thường chi phí đi lại để thăm gặp nhân thân của người chấp hành phạt tù trái pháp luật sẽ căn cứ trên yếu tố như số người, số lần thăm gặp trên thực tế sẽ không được vượt quá tối đa số người số lần đã được quy định theo pháp luật.
2. Cá nhân yêu cầu bồi thường chi phí đi thăm gặp thân nhân người tù oan sai thì cần làm gì?
Cá nhân để có thể yêu cầu bồi thường chi phí đi thăm gặp thân nhân của người tù oan sai phải xác định được các chi phí đi lại khi tiến hành thăm gặp nhân thân người chấp hành án phạt tù. Hiện nay, để có thể được chi trả các khoản phí đi lại thăm gặp nhân thân người chấp hành án phạt tù thì căn cứ tại Điều 12 Nghị định 68/2018/NĐ-CP đã hướng dẫn cách xác định các chi phí khác được bồi thường theo quy định tại Điều 28 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước như sau:
Đối với những chi phí dùng để thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu hoặc gửi đơn thư theo quy định tại khoản 1 của Điều 28 luật này sẽ được bồi thường trong trường hợp nếu người yêu cầu bồi thường thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng hoặc yêu cầu bồi thường tại một trong các cơ quan dưới đây:
+ Cá nhân làm đơn từ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
+ Cá nhân lựa chọn được giải quyết tố cáo thông qua cơ quan có thẩm quyền;
+ Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về Tố tụng cũng sẽ thực hiện việc xác định chi phí khác được bồi thường theo quy định tại Điều 28 của luật này.
+ Ngoài ra, còn phải kể đến cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
– Hiện nay, chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí được sử dụng để đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư đã được quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này sẽ xác định dựa trên số lần và khoảng thời gian mà các cá nhân tiến hành khiếu nại, tố cáo tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường tại cơ quan có thẩm quyền. Số lần cá nhân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường thực tế sẽ được xác định như sau:
+ Khi tiến hành khiếu nại, tố cáo, tham gia tố tụng, yêu cầu bồi thường và tham gia theo đề nghị của một trong các cơ quan đã được nêu trên thì số lần giải quyết khiếu nạ,i tố cáo giải quyết vụ án giải quyết bồi thường sẽ phải tương ứng với thời hạn, trình tự thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo tố tụng và trách nhiệm bồi thường của nhà nước;
+ Hiện nay, số lần khiếu nại, tố cáo tham gia tố tụng và yêu cầu bồi thường thực tế để có được quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, bản án quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cơ quan đó không thực hiện đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo tố tụng và trách nhiệm bồi thường của nhà nước về thời hạn trình tự thủ tục giải quyết.
Các quy định nêu trên cá nhân khi tiến hành yêu cầu bồi thường chi phí thăm gặp nhân thân người tù oan sai thì phải thực hiện việc khiếu nại tại tòa án hoặc có thể yêu cầu giải quyết tố cáo, tham gia tố tụng hoặc yêu cầu bồi thường trong những cơ quan có thẩm quyền đã nêu trên thì mới có thể được bồi thường chi phí này.
3. Kinh phí bồi thường chi phí thăm gặp nhân thân người tù oan sai được lấy từ đâu?
Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự phải tuân thủ không vượt quá số người, số lần đã được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Điều 60 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 thì kinh phí bồi thường trong việc chi trả chi phí thăm gặp thân nhân người tù oan sai được ghi nhận với nội dung:
Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước kinh phí bồi thường sẽ bao gồm số tiền chi trả cho người bị thiệt hại, chi phí cho quá trình định giá tài sản, giám định thiệt hại;
Đối với những cơ quan giải quyết bồi thường thì phải được đảm bảo kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương thì kinh phí bồi thường sẽ phải được đảm bảo từ ngân sách trung ương. Đối với trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được đảm bảo kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh;
Hiện nay, Bộ Tài chính, Sở Tài chính là các cơ quan có trách nhiệm tiến hành cấp phát kịp thời và đầy đủ kinh phí bồi thường khi trả cho những các cá nhân bị thiệt hại có bao gồm cả chi phí đi thăm gặp nhân thân người tù oan sai.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017;
– Nghị định số 68/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.