Bôi nhọ công ty được hiểu là hành vi lan truyền thông tin sai lệch, tiêu cực hoặc không chính xác về công ty nhằm để làm tổn hại đến danh tiếng và uy tín của công ty đó. Vậy người lao động có hành vi bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc sẽ bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc bị phạt thế nào?
Bôi nhọ công ty được hiểu là hành vi lan truyền thông tin sai lệch, tiêu cực hoặc không chính xác về công ty nhằm để làm tổn hại đến danh tiếng và uy tín của công ty đó.
Người lao động có hành vi bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc sẽ bị phạt hanh chính theo quy định của pháp luật. Khoản 4 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi dưới đây:
– Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc là kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
– Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, các loại phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích là để gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
– Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động những người khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
– Gây rối hoặc là cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;
– Tổ chức, tham gia tập trung đông người trái pháp luật tại cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước hoặc là các địa điểm, khu vực cấm;
– Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào nhà ở, nơi ở, vào người, đồ vật, hay các tài sản của người khác, vào trong trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh, mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;
– Viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của chính những cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP vào ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính ở trong lĩnh vực về bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Thêm nữa, tại khoản 1 Điều 101 Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BTTTT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính ở trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông có quy định rõ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội với mục đích để thực hiện một trong các hành vi sau:
– Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của chính những cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
– Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với các thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
– Cung cấp, chia sẻ về thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
– Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc là phục vụ đánh bạc;
– Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc là chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
– Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ các thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
– Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc là thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
– Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có các nội dung bị cấm.
Như vậy, sẽ tùy từng phương tiện mà người lao động sử dụng để bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc mà người này sẽ bị xử phạt hành chính với mức khác nhau, cụ thể:
– Nếu người lao động viết, phát tán, lưu hành về tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo (không sử dụng mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội) làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty cũ sau khi thôi việc thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Nếu người lao động sử dụng mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội nhằm để bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc:
Người lao động có hành vi bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau nếu như đủ các yếu tố cấu thành tội phạm:
2.1. Tội làm nhục người khác:
Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội làm nhục người khác, Điều này quy định:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng về nhân phẩm, về danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo hay là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;
+ Đối với từ 02 người trở lên;
+ Lợi dụng về chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với những người đang thi hành công vụ;
+ Đối với những người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc là mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
+ Làm cho nạn nhân tự sát.
Theo quy định trên, nếu người lao động có hành vi bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ cho đến 03 năm hoặc phạt tù đến 05 năm.
1.2. Tội vu khống:
Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về vu khống, Điều này quy định:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hay là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là có sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước các cơ quan có thẩm quyền.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+ Có tính tổ chức;
+ Lợi dụng về chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với từ 02 người trở lên;
+ Đối với những người là ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
+ Đối với người mà đang thi hành công vụ;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc là mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% cho đến 60%
+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc là đặc biệt nghiêm trọng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Vì có động cơ đê hèn;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
+ Làm cho nạn nhân tự sát.
Theo quy định trên, nếu người lao động có hành vi bôi nhọ uy tín công ty cũ sau khi thôi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng hoặc là sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù lên đến 07 năm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
THAM KHẢO THÊM: