Bóc lột lao động thể hiện các nghĩa vụ người lao động phải thực hiện lớn hơn các quyền lợi đáng ra được hưởng. Doanh nghiệp thường không thanh toán quyền lợi xứng đáng cho người lao động. Cùng tìm hiểu quy định xử phạt đối với người sử dụng lao động trong từng mức độ vi phạm.
Mục lục bài viết
1. Bóc lột lao động là gì?
Khái niệm:
Bóc lột lao động thể hiện ở việc người lao động phải làm việc, tạo ra giá trị nhưng không được thanh toán lợi ích phù hợp. Đây là hành động sử dụng quyền lực trong quản lý, phân công công việc của người sử dụng lao động. Qua đó để trích xuất một cách có hệ thống nhiều giá trị từ người lao động hơn là những gì được trao cho họ.
Người lao động thường ở thế yếu hơn khi cần có công việc để duy trì cuộc sống. Đó là một mối quan hệ xã hội dựa trên sự bất cân xứng về quyền lực giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Điều này sẽ coi việc khai thác là lợi dụng không công bằng của người khác vì vị trí thấp kém của họ, mang lại cho người khai thác sức mạnh. Từ đó mà các giá trị vẫn được tạo ra đều đặn, nhưng người lao động thì không. Khi nói về khai thác, có một mối liên hệ trực tiếp với tiêu dùng trong lý thuyết xã hội và theo truyền thống. Qua đó so sánh để xác định lợi ích chính đáng người lao động đáng ra được nhận.
Quan điểm của các nhà kinh tế:
Theo quan điểm này, người lao động cần nhận được lương, thu nhập xứng đáng. Do đó Karl Marx được coi là nhà lý thuyết khai thác cổ điển và có ảnh hưởng nhất. Marx công nhận sự bóc lột sức lao động là bất công về mặt đạo đức. Nhưng nhấn mạnh hơn cả vào sự bất công về kinh tế. Từ đó nêu bật sự bất bình đẳng về toán học của việc trả giá trị sản xuất.
Ngoài ra, còn nhiều nhà kinh tế khác với sự bảo vệ quan điểm tương tự. Khi phân tích khai thác, các nhà kinh tế được phân chia dựa trên lời giải thích về việc bóc lột sức lao động do Marx và Adam Smith đưa ra. Từ đó thấy được các góc độ thiệt hại, các bản chất tổn thất từ phía người lao động.
Smith không xem việc khai thác là một hiện tượng có hệ thống vốn có trong các hệ thống kinh tế nhất định như Marx đã làm. Ông xem đây là một sự bất công đạo đức mang tính tùy chọn. Ông nhìn nhận ở thái độ, sự thiếu chuẩn mực trong cách thức quản lý, vận hành doanh nghiệp. Để thấy rằng người lao động đang thiệt thòi về quyền lợi.
Nhận xét:
Sau khi phân tích và tổng hợp các quan điểm bên trên, có thể thấy rằng:
Người sử dụng đồng thời vi phạm đạo đức, xâm phạm đến các quyền lợi vật chất của người lao động. Họ không nhận được lương, thu nhập tương ứng với sức lao động bỏ ra.
Vậy Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào? Cùng tìm hiểu nội dung này trong các phần sau của bài viết.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Lao động tiếng Anh là Labor.
Bóc lột lao động tiếng Anh là Labor exploitation.
3. Một số hình thức bóc lột sức lao động:
– Thuê trẻ em làm việc nặng nhọc với mức lương siêu rẻ:
Doanh nghiệp thực hiện bóc lột bằng cách vi phạm các quy định pháp luật. Theo quy định pháp luật, trẻ em tùy độ tuổi mà có thể làm một số công việc phù hợp. Cũng như phải có quyền lợi về lương, chế độ làm việc đúng thỏa thuận.
Pháp luật cho phép người vị thành niên (đủ 15 tuổi) được phép làm việc nhưng không được phép quá 7h/ngày. Việc sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi hay sử dụng lao động là người vị thành niên làm việc quá 7h/ngày, mà không ký
– Nghỉ giữa ca không có lương,…:
Việc nghỉ giữa giờ để đảm bảo sức khỏe, ăn uống và thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết khác. Theo quy định của pháp luật lao động của Việt Nam, nghỉ giữa ca sẽ được tính vào giờ làm việc có hưởng lương. Đây là thời gian nghỉ ngơi cần thiết để tái tạo năng lượng cho một ngày làm việc.
Theo đó thời gian làm việc của người lao động không được quá 8 giờ trong một ngày. Các quy định nghỉ giữa ca được xác định như sau:
+ Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì sẽ được nghỉ giữa ca ít nhất nửa giờ.
+ Nếu làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm việc.
Thời gian làm việc ngoài thời gian quy định nói trên thì công ty phải tính là thời giờ làm thêm và trả đủ tiền phụ cấp. Trong đó, lương làm ngoài giờ, làm thêm, tăng ca có cách xác định cụ thể. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm:
+ Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc.
+ Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc,…
Trong trường hợp hiện nay có một số doanh nghiệp không tính thời gian nghỉ giữa ca vào thời gian làm việc là trái với quy định pháp luật. Họ có thể chỉ xác định lương đúng với thời gian làm việc thực tế.
Ngoài ra còn có một số hình thức bóc lột sức lao động khác.
4. Bóc lột sức lao động bị xử phạt như thế nào?
4.1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:
Bóc lột sức lao động là hành vi bị nghiêm cấm với các doanh nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều hành vi bị nghiêm cấm khác. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này thì hành vi bóc lột sức lao động là hành vi vi phạm. Căn cứ theo Điều 8
+ Phân biệt đối xử trong lao động: Phân biệt giữa các lao động về màu da, giới tính, độ tuổi,… Hoặc có sự yêu ghép đối với các lao động có năng lực và chất lượng làm việc tương đương. Mức lương thực tế họ nhận được lại khác nhau.
+ Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động. Xâm phạm đến các quyền công dân khác của người lao động.
+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
Hoạt động dạy nghề giúp người lao động được tiếp cận, dạy bảo về công việc. Tuy nhiên, các giá trị sức lao động và sản phẩm họ làm ra có thể tạo thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Rõ ràng họ xứng đáng nhận được tiền lương cho công việc đó.
[…..]
4.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động:
Theo Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
Có thể kể đến các hành vi bóc lột lao động bao gồm:
+ Không ký kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề;
+ Không trả lương cho người học nghề trong thời gian học học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách;…
Tương ứng là các biện pháp xử phạt theo một trong các mức sau đây:
+ Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
+ Phân tích quy định pháp luật:
Các mức phạt tiền được xác định trong trách nhiệm nộp phạt vi phạm hành chính. Căn cứ trên số lượng người lao động bị bóc lột mà mức tiền nộp phạt cũng tăng. Điển hình là doanh nghiệp có thể nộp phạt lên đến 20 triệu đồng khi thực hiện bóc lột lao động.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
+ Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép.
+ Phân tích quy định pháp luật:
Trên danh nghĩa thực hiện các hành vi học nghề, dạy nghề. Tuy nhiên doanh nghiệp lại không trả lương cho người có tay nghề, đã có khả năng làm việc và tạo ra sản phẩm. Do đó mà các quyền lợi chính đáng của người học nghề không được đảm bảo. Hành vi của người sử dụng lao động là đang lợi dụng danh nghĩa để bóc lột sức lao động của người học nghề.
Đây cũng là hành vi vi phạm hành chính. Theo đó, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 75 triệu đồng.
4.3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đây là các biện pháp phải được doanh nghiệp đảm bảo thực hiện. Qua đó bù đắp các giá trị, lợi ích chính đáng đối với người đang, đã bị bóc lột sức lao động.
Nội dung của các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
– Phải thanh toán tiền lương trong trường hợp họ có khả năng tham gia quan hệ lao động, tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Đây là các lợi ích chính đáng họ phải nhận được khi làm việc.
Buộc trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi
không trả lương cho người học nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách quy định tại khoản 1 Điều 14 nghị định 12/2022/NĐ-CP.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ vi phạm. Số lợi bất hợp pháp chính là số tiền chiếm đoạt được từ việc bóc lột sức lao động. Số tiền này đã không được doanh nghiệp thanh toán hợp lý cho khả năng, hiệu quả làm việc của người lao động.
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.