Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích trong vận đơn được xác định là hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực hải quan. Vậy việc bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích trong vận tải đơn không đúng quy định bị phạt bao nhiêu?
Mục lục bài viết
- 1 1. Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích trong vận tải đơn bị xử phạt thế nào?
- 2 2. Quyền xử phạt tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu:
- 3 3. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về việc bốc dỡ hàng hóa không đúng cạn nước trong vận tải đơn:
1. Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích trong vận tải đơn bị xử phạt thế nào?
Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích trong vận tải đơn được Bộ tài chính xác định một trong 53 hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan. Vì vậy, đối với tổ chức có hành vi vi phạm về việc bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích đã được ghi nhận trong vận tải đơn sẽ bị áp dụng mức xử phạt theo quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 13 Nghị định 128/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP. Mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm dưới đây sẽ bị áp dụng từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng:
– Tổ chức có hình vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 2 của điều 13 của Nghị định này mà trong quá trình phát hiện hành vi vi phạm nếu nhận thấy tang vật vi phạm có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;
– Mức xử phạt nêu trên cũng được áp dụng trong trường hợp tiến hành bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích trong bản lược khai hàng hóa và vận tải đơn;
– hành động xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh ở trên phương tiện vận tải mà những phương tiện này đang chịu sự kiểm tra giám sát hải quan, không được sự đồng ý của cơ quan hải quan đã tự ý thực hiện những công việc trên;
– Trên thực tế có những hành vi vi phạm để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan mà tổ chức và cá nhân đã có hành vi tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để tránh bị phát hiện;
– Đối với phế liệu được vận chuyển vào trong Việt Nam nhưng không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thì việc vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu cũng là vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp có hành vi vi phạm bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích trong vận tải đơn. Theo đó mức phạt tiền quy định tại chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức còn đối với mức phạt tiền với hành vi vi phạm là cá nhân thực hiện thì sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền so với tổ chức từ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này.
Với quy định nêu, trên tổ chức thực hiện việc bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích được ghi trong vận tải đơn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền dao động từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng. Còn đối với cá nhân thì mức phạt là 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
2. Quyền xử phạt tổ chức bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong vận tải đơn của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan như sau:
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu; trốn thuế; vi phạm của ngân hàng thương mại trong việc không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế nợ phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 của Luật Quản lý thuế.
Đối với hành vi vi phạm hành chính khác, thẩm quyền xử phạt của hải quan được trao thẩm quyền khác nhau và trong phạm vi của bài viết này chỉ đề cập đến thẩm quyền của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó các cá nhân này có thẩm quyền áp dụng mức phạt cảnh cáo đối với việc phát hiện hành vi vi phạm; Ngoài ra, còn áp dụng phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; mức phạt sẽ tăng lên 100.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm; Trong một số trường hợp có thể tiến hành tịch thu tang vật vi phạm hành chính; Hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
3. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về việc bốc dỡ hàng hóa không đúng cạn nước trong vận tải đơn:
Liên quan đến các nội dung về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời là quy định về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì tại Điều 32 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định trong Nghị định 128/2020/NĐ-CP là các cá nhân có thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính;
– Đối với trường hợp hành vi phạm bị áp dụng mức phạt tiền thì thẩm quyền xử phạt sẽ xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức;
– Trên thực tế không tránh khỏi trường hợp hành vi vi phạm của một cá nhân, tổ chức nhưng lại thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên đứng ra thực hiện; – Trong trường hợp xác định được vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ được xác định theo nguyên tắc dưới đây:
+ Nếu nhận thấy có nhiều hành vi vi phạm mà mỗi hành vi vi phạm đều áp dụng các hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc biện pháp khắc phục hậu quả khác nhau phù hợp với tính chất mức độ của hành vi vi phạm, mà những hành vi vi phạm này đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc về người đó;
+ Đối với trường hợp hình thức, mức xử phạt, trị gia tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân này không có thẩm quyền để xử phạt độc lập vấn đề này mà phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền để xử phạt;
– Trường hợp Cục trưởng Cục Hải quan gặp phải tình huống vượt thẩm quyền xử phạt của cá nhân này thì Cục trưởng Cục Hải quan chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm để đưa ra quyết định xử phạt;
– Trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thì các cá nhân này sẽ có nghĩa vụ chuyển vụ vi phạm đến Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan để ra quyết định xử phạt theo đúng quy định trình tự;
– Nếu hành vi vi phạm được thực hiện bởi rất nhiều người và hành vi nào cũng thuộc các ngành khác nhau thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sẽ thuộc về chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra hành vi vi phạm này;
– Các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan mà cá nhân tổ chức thực hiện nếu xảy ra thuộc địa bàn hoạt động của hải quan thì hải quan sẽ được ra quản lý địa bàn có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định rõ tại các thông tin ở Nghị định này; Trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện xử phạt theo thẩm quyền.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.