Bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc bị xử lý thế nào? Thời gian, chế độ quản lý người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú?
Có hai hình thức cai nghiện đó là cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc. Trong đó, những người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ phải chấp hành thực hiện các biện pháp cai nghiện cho đến khi họ hết nghiện mới được quay trở lại cộng đồng. Vậy bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc bị xử lý thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật Phòng chống ma tuý 2021;
– Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Bỏ trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc bị xử lý thế nào?
Tại Điều 28 Luật Phòng chống ma tuý 2021 có quy định về các biện pháp cai nghiện ma tuý, theo đó có hai biện pháp cai nghiện ma tuý, bao gồm:
– Cai nghiện ma túy tự nguyện: sẽ được thực hiện tại gia đình, tại cộng đồng hoặc là tại cơ sở cai nghiện ma túy
– Cai nghiện ma túy bắt buộc: sẽ được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
Các đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
– Người không đăng ký, không thực hiện hoặc là tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
– Người mà trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
– Người mà nghiện ma túy các chất ở dạng thuốc phiện không đăng ký hay không thực hiện hoặc là tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất ở dạng thuốc phiện bằng các loại thuốc thay thế hoặc là bị chấm dứt điều trị nghiện các chất ở dạng thuốc phiện bằng loại thuốc thay thế do vi phạm các quy định về điều trị nghiện;
– Trong thời gian bị quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
Tại Điều 56 Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy có quy định về truy tìm đối tượng bị áp dụng về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà thực hiện hành vi bỏ trốn, theo quy định này thì:
– Người nào đã có quyết định áp dụng biện pháp đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc mà thực hiện hàh vi bỏ trốn trước khi được đưa vào cơ sở cai nghiện, thì
– Người nào mà đang chấp hành tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc mà có hành vi bỏ trốn thì Giám đốc của cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an cấp huyện nơi mà cơ sở cai nghiện đóng trụ sở sẽ có trách nhiệm phối hợp với lại cơ sở cai nghiện bắt buộc trong việc thực hiện truy tìm đối tượng nhằm để đưa người đó trở lại cơ sở.
– Trường hợp mà tìm được người mà bị áp dụng biện pháp đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc có hành vi bỏ trốn nhưng người đó không tự nguyện chấp hành việc trở lại vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan Công an cấp huyện sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm để tiếp tục đưa người đó vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, theo quy định trên thì người nào mà đã có quyết định áp dụng về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng mà chưa vào cơ sở cai nghiện mà đã thực hiện hành vi bỏ trốn hoặc là người mà đang chấp hành cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc mà thực hiện hành vi bỏ trốn thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ ra quyết định truy tìm đối tượng bỏ trốn ngay sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm của người phải thực hiện cai nghiện bắt buộc.
Tại Điều 71 Nghị định 116/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống ma túy có quy định về chế độ khen thưởng, kỷ luật thì trong thời gian chấp hành về quyết định áp dụng biện pháp đưa vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc thì người cai nghiện mà có hành vi gây rối trật tự, hành vi vi phạm nội quy, quy chế của chính cơ sở cai nghiện ma túy mà chưa đến mức bị áp dụng về biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì người đó sẽ bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau:
– Phê bình;
– Cảnh cáo;
– Đưa vào quản lý tại các khu dành riêng đối với những người có hành vi gây rối trật tự, hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
Như vậy, người nào mà đang chấp hành cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc mà lại có hành vi bỏ trốn thì ngay sau khi truy tìm được các đối tượng đó và đưa các đối tượng đó vào lại cơ sở cai nghiện bắt buộc thì những người đó sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật như:
– Phê bình;
– Cảnh cáo;
– Đưa vào quản lý tại các khu dành riêng đối với những người có hành vi gây rối trật tự, hành vi vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
Tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, theo quy định này thì người nào có hành vi vi phạm quy định về việc chấp hành các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2. Thời gian, chế độ quản lý người sau cai nghiện ma tuý tại nơi cư trú:
Về thời gian:
Người phải chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn là 01 năm kể từ ngày mà họ hoàn thành việc cai nghiện hoặc là chấp hành xong quyết định bao gồm các đối tượng sau:
– Những người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện;
– Những người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
– Những người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi mà đã chấp hành xong các quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Người phải chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn là 02 năm kể từ ngày họ chấp hành xong quyết định là những người mà đã chấp hành xong quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Về chế độ:
– Quản lý cư trú đối với người sau cai nghiện ma túy:
+ Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập về danh sách những người bị quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú
+ Những người bị quản lý sau cai nghiện ma túy mà khi vắng mặt tại nơi cư trú thì phải báo cáo với Công an cấp xã nơi mình cư trú mà phải nói rõ lý do vắng mặt, thời gian vắng mặt. Trong trường hợp mà không thực hiện báo cáo thì thời gian vắng mặt sẽ không được tính vào thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy;
+ Khi những người bị quản lý sau cai nghiện ma túy mà thay đổi nơi cư trú thì công an cấp xã nơi mà chuyển đi sẽ có trách nhiệm
Tư vấn, giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy:
+ Những người bị quản lý sau cai nghiện ma túy sẽ được giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy ở trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy;
+ Những người bị quản lý sau cai nghiện ma túy sẽ được tư vấn, trợ giúp về tâm lý, về các thủ tục pháp lý; được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cư trú, thủ tục cấp căn cước công dân, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp; được hướng dẫn chấp hành pháp luật, các nghĩa vụ công dân; được hỗ trợ kinh phí, được cho vay vốn, tổ chức học tập, được dạy nghề, tìm kiếm, giới thiệu việc làm; được tạo các điều kiện cần thiết khác nhằm giúp người sau cai nghiện ổn định được cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, phòng, chống tái nghiện;
+ Định kỳ hoặc là đột xuất tổ chức xét nghiệm chất ma túy đối với những người sau cai nghiện ma túy.
Chính sách hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma tuý:
+ Những người bị quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú mà từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi khi họ tiếp tục đi học ở các bậc học phổ thông tại những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ được miễn, giảm học phí, được hỗ trợ chi phí học tập;
+ Những người sau cai nghiện mà khi tham gia đào tạo nghề nghiệp sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo đúng quy định của pháp luật về đào tạo nghề ngắn hạn;
+ Những người sau cai nghiện sẽ được vay vốn, được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, họ được ưu tiên đăng ký tham gia các chính sách việc làm công theo đúng quy định của pháp luật về vấn đề chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Khi mà hết thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong và phải đưa người bị quản lý ra khỏi danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú.