Khái niệm liên quan đến kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học? Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học?
Khi xã hội ngày càng trở nên phát triển hơn trước thì giáo dục đại học cũng được nhận định là đang trong thời kỳ nở rộ và đa dạng. Chinh vì sự đa dạng của các loại hình giáo dục đại học sẽ dẫn đến việc băn khoăn của các bậc phụ huynh trong quá trình định hướng chọn trường cho con em mình. Do đó, việc các cơ sở giáo dục đại học đưa ra được kiểm định chất lượng về môi trường giáo dục đạt chuẩn và cơ hội việc làm về sau. Đồng thời đây cũng được xem là thước đo phù hợp để đánh giá mức học phí và điểm xét tuyển đầu vào… được các bậc phụ huynh rất quan tâm. Vậy Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học bao gồm những nội dung gì?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
– Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Mục lục bài viết
1. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học là gì?
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1,3,6 Điều 2 Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT có quy định và đưa ra các khái niệm liên quan đến chất lượng của cơ sở giáo dục đại học , kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục.
Cụ thể, dựa trên quy định tại Khoản 1 thì Chất lượng của cơ sở giáo dục đại học được định nghĩa một cách dễ hiểu đó chính là: “1. Chất lượng của cơ sở giáo dục đại học là sự đáp ứng mục tiêu do cơ sở giáo dục đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước”.
Thứ hai, khái niệm về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học là một trong những vấn đề được rất nhiều chủ thể là các cư quan có thẩm quyền, cơ sở giáo dục, phụ huynh, học sinh,… đều có một niền quan tâm và chăn trở rất lớn. Khái niệm về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học đucợ quy định tại Khoản 3 Điều này như sau: “3. Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục theo như quy định của pháp luật hiện hành thì sẽ bao gồm các tieu chuẩn nào? Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục được các nhà làm luật định nghĩa ra sao? Đây không phải là một khái niệm mới những chắc hẳng một điều rằng không phải ai cũng biết về định nghĩa này. Vậy nên, tại quy định của Khoản 6 Điều 2 Thông tu này có quy định như sau:” 6. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục là mức độ yêu cầu và điều kiện mà cơ sở giáo dục phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn ứng với một lĩnh vực hoạt động của cơ sở giáo dục; trong mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí”.
2. Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học:
Việc mà các cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện đánh giá chất lượng cũng như kiểm định ngay sau khi chương trình có khóa đầu tiên tốt nghiệp là một trong những nhiệm vụ được quy định trong Luật Giáo dục đại học 2012. Đồng thời thì trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người học của các cơ sở giáo dục đại học là điều vô cùng cần thiết nhất là đối với những tiêu chuẩn như chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, nếu không sẽ không được tiếp tục tuyển sinh ngành đào tạo đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định.
Trên cơ sở quy địn tại Chương II Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có quy định về Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học với 25 tiêu chuẩn chính như sau:
Mục 1. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ CHIẾN LƯỢC
Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa
Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Quản trị
Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Lãnh đạo và quản lý
Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Quản trị chiến lược
Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng
Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Quản lý nguồn nhân lực
Điều 10. Tiêu chuẩn 7: Quản lý tài chính và cơ sở vật chất
Điều 11. Tiêu chuẩn 8: Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại
Như vậy có thể thấy rằng đối với, nội dung bảo đảm chất lượng về chiến lược gồm 8 tiêu chuẩn chính mà mỗi tiêu chuẩn chính sẽ được quy định số tiêu chí nhỏ riêng biệt, như sau: Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa (5 tiêu chí); Quản trị (4 tiêu chí); Lãnh đạo và quản lý (4 tiêu chí); Quản trị chiến lược (4 tiêu chí); Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng (4 tiêu chí); Quản lý nguồn nhân lực (7 tiêu chí); Quản lý tài chính và cơ sở vật chất (5 tiêu chí); Các mạng lưới và quan hệ đối ngoại (4 tiêu chí).
Mục 2. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ HỆ THỐNG
Điều 12. Tiêu chuẩn 9: Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong
Điều 13. Tiêu chuẩn 10: Tự đánh giá và đánh giá ngoài
Điều 14. Tiêu chuẩn 11: Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên trong
Điều 15. Tiêu chuẩn 12: Nâng cao chất lượng
Như vậy có thể thấy rằng đối với, nội dung bảo đảm chất lượng về hệ thống có 4 tiêu chuẩn chính mà mỗi tiêu chuẩn chính sẽ được quy định số tiêu chí nhỏ riêng biệt, như sau: Hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong (6 tiêu chí); Tự đánh giá và đánh giá ngoài (4 tiêu chí); Hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong (4 tiêu chí); Nâng cao chất lượng (5 tiêu chí).
Mục 3. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG
Điều 16. Tiêu chuẩn 13: Tuyển sinh và nhập học
Điều 17. Tiêu chuẩn 14: Thiết kế và rà soát chương trình dạy học
Điều 18. Tiêu chuẩn 15: Giảng dạy và học tập
Điều 19. Tiêu chuẩn 16: Đánh giá người học
Điều 20. Tiêu chuẩn 17: Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học
Điều 21. Tiêu chuẩn 18: Quản lý nghiên cứu khoa học
Điều 22. Tiêu chuẩn 19: Quản lý tài sản trí tuệ
Điều 23. Tiêu chuẩn 20: Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học
Điều 24. Tiêu chuẩn 21: Kết nối và phục vụ cộng đồng
Như vậy có thể thấy rằng đối với, nội dung vảo đảm chất lượng về thực hiện chức năng gồm 9 tiêu chuẩn chính mà mỗi tiêu chuẩn chính sẽ được quy định số tiêu chí nhỏ riêng biệt, như sau: Tuyển sinh và nhập học (5 tiêu chí); Thiết kế và rà soát chương trình dạy học (5 tiêu chí); Giảng dạy và học tập (5 tiêu chí); Đánh giá người học (4 tiêu chí); Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ người học (4 tiêu chí); Quản lý nghiên cứu khoa học (4 tiêu chí); Quản lý tài sản trí tuệ (4 tiêu chí); Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học (4 tiêu chí); Kết nối và phục vụ cộng đồng (4 tiêu chí).
Mục 4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
Điều 25. Tiêu chuẩn 22: Kết quả đào tạo
Điều 26. Tiêu chuẩn 23: Kết quả nghiên cứu khoa học
Điều 27. Tiêu chuẩn 24: Kết quả phục vụ cộng đồng
Điều 28. Tiêu chuẩn 25: Kết quả tài chính và thị trường
Như vậy có thể thấy rằng đối với, nội dung kết quả hoạt động có 4 tiêu chuẩn chính mà mỗi tiêu chuẩn chính sẽ được quy định số tiêu chí nhỏ riêng biệt, như sau: Kết quả đào tạo (4 tiêu chí); Kết quả nghiên cứu khoa học (6 tiêu chí); Kết quả phục vụ cộng đồng (4 tiêu chí); Kết quả tài chính và thị trường (2 tiêu chí).
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học sẽgiúp các trường đại học có cơ hội xem xét lại toàn bộ hoạt động của mình một cách có hệ thống để từ đó điều chỉnh các hoạt động theo một chuẩn mực nhất định. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để đánh giá và công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục.
Các tổ chức, cá nhân khác có thể dựa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục để nhận định, đánh giá và tham gia phản biện xã hội đối với cơ sở giáo dục mà họ quan tâm. Kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được sử dụng làm căn cứ để xác định chất lượng giáo dục, vị thế và uy tín của cơ sở giáo dục; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; là một trong các tiêu chí để cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm vụ, xác định mức độ tự chủ; làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.
Các cơ sở giáo dục tham gia kiểm định chất lượng theo quy định và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng được cơ quan có thẩm quyền ưu tiên lựa chọn để đầu tư phát triển, được thực hiện quyền tự chủ cao hơn.