Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 quy định về Quy tắc ứng xử của công, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát về Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, nhân viên các cơ sở y tế:
- 2 2. Nội dung của Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/22014 về Quy tắc ứng xử của công, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế:
- 3 3. Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
1. Khái quát về Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, nhân viên các cơ sở y tế:
Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ y tế, nhân viên các cơ sở y tế là một tập hợp các chuẩn mực xử sự của người làm việc trong lĩnh vực y tế, được Bộ Y tế ban hành theo
Bộ quy tắc này nhằm đảm bảo công chức, viên chức y tế có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy trình chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao trình độ, chuyên môn và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; giữ uy tín, danh dự cho đơn vị và đồng nghiệp; phục vụ nhân dân với tinh thần tận tụy, hết lòng, hết sức.
Bộ quy tắc ứng xử gồm hai chương: Chương I quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và trách nhiệm tổ chức thực hiện; Chương II quy định nội dung quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và trong quan hệ xã hội. Theo đó, công chức, viên chức y tế phải tuân thủ những việc phải làm và không được làm trong từng trường hợp cụ thể. Việc vi phạm quy tắc ứng xử sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của
2. Nội dung của Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/22014 về Quy tắc ứng xử của công, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế:
Gồm 5 chương 18 điều.
2.1. Nội dung phần 1:
Nội dung | Thông tư số 07/2014/TT-BYT | QĐ số 29/2008/QĐ-BYT |
Phạm vi điều chỉnh | Quy định nội dung Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế và trách nhiệm tổ chức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Kể cả Trạm y tế xã, y tế tư) | Cán Bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế từ Trung ương đến địa phương. |
Đối tượng áp dụng | ‐ Công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở y tế trong toàn quốc. ‐ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế. ( Các đối tượng khác như nhân viên bảo hiểm y tế…) | ‐ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp y tế |
2.2. Nội dung phần 2: Nội dung quy tắc ứng xử:
Thể chế khoản 3, điều 3 của
‐ Quan hệ ứng xử của công chức, viên chức y tế khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
‐ Quan hệ ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp.
‐ Quan hệ ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
‐ Quan hệ ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ Sở khám bệnh, chữa bệnh.
‐ Quan hệ ứng xử của lãnh đạo, quản lý cơ Sở y tế.
2.3. Nội dung phần 3: Trách nhiệm thực hiện:
‐ Xác định trách nhiệm của Bộ Y tế.
‐ Quy định trách nhiệm của Giám đốc y tế tỉnh, thành phố, Thủ trưởng Y tế Bộ, ngành.
‐ Quy định trách nhiệm của các hội nghề nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Y tế.
‐ Quy định trách nhiệm của Trưởng phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
‐ Quy định trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ Sở y tế.
‐ Quy định trách nhiệm của Trưởng khoa, phòng và tương đương tại các cơ sở y tế.
‐ Quy định trách nhiệm của công chức, viên chức y tế.
2.4. Nội dung phần 4: Khen thưởng và xử lý vi phạm:
-
Quy định về khen thưởng:
‐ Khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng
‐ Khen thưởng theo thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
‐ Thủ trưởng ban hành quy chế, tiêu chí, hình thức về thi đua khen thưởng.
-
Xử lý vi phạm:
‐ Kỷ Luật theo quy định của pháp luật đối với công chức, viên chức, người lao động.
‐ Xử lý theo thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
‐ Thủ trưởng ban hành quy chế, tiêu chí, hình thức về xử lý vi phạm.
-
Thông tư quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan sở y tế thực hiện quy tắc ứng xử. Nếu để xảy ra tình trạng vi phạm nhân quy tắc ứng xử tại cơ Sở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
3. Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 6 Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 quy định về Quy tắc ứng xử của công, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
‐ Thực hiện nghiêm túc 12 điều y Đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
‐ Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
-
Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết
-
Phân loại bệnh nhân ban đầu, tổ chức khám bệnh theo thứ tự, theo điểm ưu tiên theo quy định
-
Bảo đảm bí mật và tôn trọng người bệnh trong quá trình khám bệnh;
thông báo , giải thích cho bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của bệnh nhân -
Khám bệnh, xét nghiệm và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe và khả năng chi trả của người bệnh
-
Hướng dẫn, tư vấn cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trong việc sử dụng thuốc theo đơn, liệu trình điều trị, theo dõi diễn biến bệnh và chỉ định xét nghiệm mới trong trường hợp cần thiết trong điều trị ngoại trú.
‐ Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
-
Tiếp nhận và sắp xếp ngay giường bệnh cho người bệnh, hướng dẫn, giải thích nội quy, quy chế của bệnh viện, khoa phòng
-
Thăm khám, giải thích, xác định sự phát triển bất thường và giải quyết các nhu cầu quan trọng của bệnh nhân; giải thích ngay những đề xuất, thắc mắc của bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ
-
Cung cấp dịch vụ tư vấn, giáo dục sức khỏe và hướng dẫn bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ thực hiện chương trình điều trị và chăm sóc
-
Giải quyết các yêu cầu chuyên môn một cách không chậm trễ; có mặt ngay nếu bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ yêu cầu
-
Người bệnh được phẫu thuật phải được
thông báo trước và giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng của người bệnh, phương pháp phẫu thuật, các nguy cơ có thể xảy ra và theo đúng quy định. Khi hoãn hoặc hủy phẫu thuật phải giải thích rõ lý do cho người bệnh
‐ Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
-
Nói chuyện và tư vấn cho bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của họ về những việc cần làm sau khi rời bệnh viện. Về việc chuyển tuyến, cần giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh
-
Công khai chi tiết từng chi phí trong phần tính giá dịch vụ điều trị mà người bệnh phải thanh toán; giải trình đầy đủ theo yêu cầu của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh
-
Nhanh chóng thực hiện các biện pháp để người bệnh xuất viện hoặc chuyển người bệnh đến bệnh viện khác theo quy định
-
Tiếp nhận các đề xuất từ bệnh nhân hoặc người đại diện hợp pháp của bệnh nhân khi xuất viện hoặc chuyển bệnh nhân.
‐ Những việc không được làm:
-
Không tuân thủ quy tắc nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ công việc
-
Lợi dụng chuyên môn để trục lợi trong khám bệnh, chữa bệnh
-
Gây khó khăn, thờ ơ với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, nhân viên y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại