Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ? Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ?
Hiện nay, có thể nói hình ảnh dân quân tự vệ đã rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta có thể thấy ở bất kì đâu cũng có sự xuất hiện của dân quân tự vệ đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, có thể nói lực lượng dân quân tự vệ đóng vai trò rất quan trọng hiện nay. Để có thể quản lý tốt hoạt động và thực hiện nhiệm vụ này thì sẽ có các chức vụ cụ thể để thực hiện, trong đó phải kể tới chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ. Vậy việc Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
Căn cứ theo quy định tại điều 23. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1.1. Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:
– Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
– Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh
– Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng và Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ;
– Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
Như vậy chúng ta có thể thấy, theo quy định này pháp luật đề ra thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ thuộc các cơ quan như chúng tôi đã nêu như trên, theo đó những cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm này sẽ chịu trách nhiệm đối với việc thực hiện thủ tục bổ nhiệm cũng như các tiêu chí bổ nhiệm có phù hợp hay không? từ đó đề ra quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ theo đúng quy định.
Như chúng ta thấy, mỗi cơ quan sẽ có thẩm quyền tương ứng trong việc bổ nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ. Vậy nên cần phả lưu ý để thực hiện đúng quyền hạn của mình trong việc bổ nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ và ra quyết định cử cán bộgiữ một chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ có thời hạn trong lực lượng dân quân tự vệ
1.2. Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như sau:
– Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại;
– Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ tại Điều này và thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội; quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ trong trường hợp cần thiết.
Như vậy thông qua quy định này chúng ta có hể thấy rằng pháp luật đã quy định về miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ trong các trường hợp cụ thể, có thể hiểu miễn nhiệm được xem là trường hợp cán bộ hay công chức chưa hết nhiệm kỳ làm việc của mình hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm thì được thôi giữ chức vụ, chức danh đã được bổ nhiệm trước đó. Đây cũng là trường hợp áp dụng với cả cán bộ, công chức. Không giống bãi nhiệm chỉ áp dụng với cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ thì không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.
Theo đó, chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ miễn nhiệm có nghĩa là họ sẽ thôi giữ chức vụ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi chưa hết thời gian nhiệm kì hoạt động trong dân quân tự vệ và việc miễn nhiệm đối với chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ uyết định miễn nhiệm chức vụ tương ứng với chức danh mà chỉ huy Dân quân tự vệ được phân công trước đó, tức là phải tương ứng với nó.
Thẩm quyền miễn nhiệm theo quy định như trên đó là của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quy định các thủ tục kèm theo để thực hiện miễn nhiệm chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ đứng trình tự, đúng thẩm quyền và đúng theo quy định mà pháp luật đề ra.
2. Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
Căn cứ theo quy định tại điều 19. Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ Luật dân quân tự vệ 2019 quy định cụ thể:
1. Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:
a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
2. Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
a) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
c) Trung đội trưởng;
d) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
đ) Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Như vậy thông qua quy định này chúng ta thấy có các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan và Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ, các chức vụ này được phân ra nhằm mục đích thực hiện dễ dàng những nhiệm vụ theo câp bậc và theo quyền hạn thực hiện nhiệm vụ của mỗi cấp để việc quản lý đơn vị được thuận lợi hơn phat huy vai trò của lực lượng dân quân tự vệ tốt nhất có thể.
Hiện nay luôn đi cạnh với với công tác lãnh đạo, chúng ta cần tăng cường công tác quản lý đối với lực lượng dân quân tự vệ cả về số lượng, chất lượng và kết quả hoạt động. Theo đó, các địa phương, cơ quan, tổ chức cần bám sát chỉ đạo của cơ quan chức năng cấp trên để xây dựng, vận hành cơ chế quản lý, điều hành thống nhất việc xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ. Bên cạnh đó cũng nên, chú trọng kiện toàn Ban Chỉ huy Quân sự xã (thị trấn), Ban Chỉ huy Quân sự các cơ quan, bảo đảm đúng thành phần, cơ cấu, đủ số lượng theo quy định, có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ giỏi, đủ sức làm tham mưu và tổ chức xây dựng, quản lý lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương, cơ quan
bên cạnh đó thì cũng rất cần tới các yếu tố để gắn kết quả xây dựng, quản lý lực lượng dân quân tự vệ nói riêng, công tác quốc phòng, quân sự nói chung của các địa phương, cơ quan với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu Ban Chỉ huy Quân sự xã (thị trấn), Ban chỉ huy quân sự của cơ quan, làm cơ sở để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong thực hiện nhiệm vụ.
Kết luận: Có thể thấy dân quân tự vệ là lực lượng quan trọng đối với xây dựng và bảo vệ đất nước, để phát huy vai trò đội ngũ =dân quân tự vệ, cần chú trọng đổi mới công tác huấn luyện, bồi dưỡng, hoạt động, không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu. Hiện nay có thể nhận thấy xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, việc huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo các cơ quan chú trọng, tạo nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng để lực lượng dân quân tự vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thời gian tới, Ban chỉ huy quân sự ần phải tích cực nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của huyện trong tình hình mới.
Trên đây là thông tin do